Với niềm tin và nghị lực, ông Tuấn đã biến vùng sản xuất lúa rộng 3ha thành trang trại tổng hợp nuôi giun quế, lợn, gà an toàn cho hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm từ trang trại đã có mặt tại nhiều cửa hàng nông sản an toàn tại Thanh Hóa.
Hẹn mãi chúng tôi mới gặp được ông Nguyễn Đình Tuấn, chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp tại xã Đông Thanh (Đông Sơn, Thanh Hóa). Vừa mở cánh cửa chiếc xe ô tô đi giao hàng về, ông Tuấn kéo chúng tôi vào xem chuồng nuôi giun quế với vẻ hồ hởi: “Nuôi giun quế trong trang trại có nhiều lợi ích lắm. Nó vừa làm thức ăn cho vật nuôi và cũng đồng thời là một nhà máy xử lý phân hiệu quả nhất tôi từng thấy. Bản thân giun quế là một thức ăn chứa nhiều đạm và phân giun quế cũng rất tốt cho cây trồng”.
Ông Tuấn ví nuôi giun quế trong trang trại giống như xây dựng một nhà máy xử lý phân
Sau một ngụm trà, ông bắt đầu kể về cơ duyên đến với con giun quế. Vào năm 2016, sau một thời gian thu mua các mặt hàng nông sản xuất đi Trung Quốc, ông Tuấn quyết định vay vốn xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp. Ông vào Nam, ra Bắc tham quan học hỏi nhiều mô hình nhưng thực sự có ấn tượng với một số mô hình nuôi giun quế trong các trang trại tổng hợp tại phía Bắc. Từ việc nuôi giun quế sẽ tạo ra nguồn thức ăn cho vật nuôi, xử lý phân giống như một nhà máy. Sản phẩm trang trại sẽ đảm bảo an toàn, bán được giá, khách hàng ưa chuộng.
Cánh đồng Nhâm (xã Đông Thanh) trước đây cơ bản chỉ sản xuất 1 vụ lúa, năng suất thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Ông Tuấn đã tích tụ, múc ao, tôn nền, xây dựng trang trại. Ông xây chuồng nuôi 150m2 giun quế, vừa để tiêu thụ hết lượng phân trâu bò, lợn vừa để lấy thức ăn cho gà. Gà và lợn sau một thời gian đầu cho ăn bằng thức ăn công nghiệp được ông cho ăn bằng thức ăn tự phối trộn. Cám ngô, gạo, hèm rượu, bột cá được ông ủ bằng men vi sinh làm thức ăn cho vật nuôi. Thời gian nuôi kéo dài, thường phải đến 6 – 7 tháng mới xuất chuồng nhưng với cách đi riêng của mình, các sản phẩm từ trang trại ông Tuấn đều bán được giá cao hơn so với thị trường.
Trước khi cho giun ăn, phân vật nuôi được ủ bằng men vi sinh
“Mỗi ngày tôi nấu gần 3 tạ gạo rượu. Phụ phẩm nấu rượu được trộn đều với cám ngô, gạo, bột cá, lên men cho lợn, gà ăn. Giá gà, lợn ở trang trại tôi bán theo địa chỉ và thường nhỉnh hơn giá thị trường trong khi chi phí đầu vào được giảm đến mức tối đa. Thực tế cho thấy, cho ăn bằng cách này vật nuôi đỡ dịch bệnh, thịt thơm ngon hơn. Giun quế là vật nuôi rất giàu đạm, mỗi tháng tôi cho gà ăn 4 – 5 lần nên chúng rất nhanh lớn”.
Theo ông Tuấn, trong trang trại, giun quế chẳng khác gì một nhà máy xử lý phân. Sau khi phân lợn, trâu bò được ngâm bằng men vi sinh, đủ thời gian sẽ được cho giun ăn. Giun vừa nhanh lớn lại tạo ra nguồn phân có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể sử dụng bón cho cây trồng hoặc bán cho khách hàng có nhu cầu với giá 2 triệu đồng/tấn.
Lợn nuôi bằng thức ăn tự phối trộn, ngâm ủ men vi sinh vừa giảm chi phí đầu vào vừa có giá cao hơn ngoài thị trường
Với việc tự phối trộn, ủ men thức ăn, nuôi giun dùng để làm thức ăn cho gà, tính ra trang trại của ông Tuấn tiết kiệm được khoảng 50% chi phí thức ăn chăn nuôi. Nhưng theo ông Tuấn, điều quan trọng nhất khi nuôi kết hợp giun quế trong trang trại là giúp giải quyết nguồn phân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sản phẩm từ cách chăn nuôi này được người tiêu dùng ưa chuộng.
Dù mới bắt tay vào làm trang trại nhưng với tính cách ham học hỏi, quyết tâm cao, chỉ sau hơn 2 năm thành lập, trang trại của ông Tuấn đã có doanh thu cao, ổn định, tạo công ăn việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng/người/tháng.
Gà nhanh lớn, thịt thơm ngon nhờ thi thoảng được cho ăn giun quế
“Tôi hợp đồng với một số cửa hàng nông sản an toàn để tiêu thụ khoảng 1,8 – 2 tấn gà/năm, 300 con lợn/năm. Nuôi theo cách này, có thể chưa thể phát triển đến mức sản lượng cao nhất có thể nhưng được cái đầu ra rộng, được giá; chi phí đầu vào lại thấp nên tính ra lãi ròng cao. Tổng doanh thu trang trại tôi đạt 1,4 tỷ đồng/năm; trong đó lãi ròng đạt 50%. Nhờ cách nuôi này mà trang trại tôi vượt qua thời kỳ bão giá như vài năm qua”, ông Tuấn chia sẻ.
VÕ VĂN DŨNG
Nguồn: nongnghiep.vn
- nuôi giun quế li>
- Trang trại nuôi giun quế li>
- nuôi trùn quế li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất