[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại 08 phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã được chỉ định, có thẩm quyền xét nghiệm chính xác bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và được miễn phí giải trình tự gien, xét nghiệm bằng nhiều phương pháp.
Theo Cục Thú y, trong thời gian vừa qua, tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình đã phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại một số hộ chăn nuôi thuộc một số xã. Nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới là rất cao. Do đó, việc phòng thí nghiệm có thẩm quyền xét nghiệm chính xác và kịp thời phát hiện mầm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để có cơ sở tổ chức phòng, chống dịch bệnh đạt hiện quả, hạn chế tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách nhà nước, cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường do phải tiêu hủy lợn bệnh.
Theo quy định của Luật thú y (điểm b, khoản 6 Điều 27): Cục Thú y có trách nhiệm xác định tác nhân gây bệnh động vật truyền nhiễm đối với trường hợp bệnh mới (cụ thể ở đây là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam). Cùng với đó, theo chỉ đạo, điều hành của Bộ NN&PTNT, Cục Thú y là cơ quan có phòng thí nghiệm đủ thẩm quyền xét nghiệm và thông tin chính xác về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Hiện nay, tổng cộng 08 phòng thí nghiệm thuộc 8 đơn vị thuộc Cục Thú y đã được chỉ định để xét nghiệm chính xác bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng các phương pháp (PCR truyền thống, Real-time PCR), gồm có:
1. Chi cục Thú y vùng I. Địa chỉ: Số 50 ngõ 102, đường Trường Chinh, Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội. ĐT: 024.38692627; Fax: 024.38685390; Email: [email protected]
2. Chi cục Thú y vùng II. Địa chỉ: Số 23, đường Đà Nẵng, Ngô Quyền – Hải Phòng. ĐT: 0225.3836511; Fax: 0225.3551698; Email: [email protected].
3. Chi cục Thú y vùng III. Địa chỉ: Số 15 Nguyễn Sinh Sắc, Cửa Nam, Tp. Vinh- Nghệ An. ĐT: 0238.3842786; Fax: 0238.3584159; Email: [email protected].
4. Chi cục Thú y vùng IV. Địa chỉ: Số 12 Trần Quý Cáp, Hải Châu – Đà Nẵng. ĐT: 0236.3822515; Fax: 0236.3826926; Email: [email protected]
5. Chi cục Thú y vùng V. Địa chỉ: Địa chỉ: Tổ 5 Khối 8, p. Tân An, Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk. ĐT: 0262.3877795; Fax: 0262.3877794; Email: [email protected]
6. Chi cục Thú y vùng VI. Địa chỉ: Số 521/1 Hoàng Văn Thụ, phường 4, Tân Bình – TP Hồ Chí Minh. ĐT: 028.39483046; Fax: 028.39483031; Email: [email protected]
7. Chi cục Thú y vùng VII. Địa chỉ: Số 88, đường Cách mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy – Cần Thơ. ĐT: 0292.3820203; Fax: 0292.3823386; Email: [email protected].
8. Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương. Địa chỉ: Số 11 ngõ 78, đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 024.38691151; Fax: 024.38686813; Email: [email protected]; Cơ sở mới tại thôn Tân Trung Chùa, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn. Đi qua sân bay Nội Bài đến ngã tư rẽ phải vào Quốc lộ 2 khoảng hơn 2 km rẽ phải vào đường 35 (đi Viểt phủ Thành Chương) đi khoảng 4,2 km Cơ quan ở bên tay phải.
Về giải trình tự gien vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong thời gian vừa qua, các cán bộ chẩn đoán, xét nghiệm chuyên sâu các bệnh truyền nhiễm động vật của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Chi cục Thú y vùng VI đã được Cục Thú y cử đi đào tạo, trao đổi, làm việc với các phòng thí nghiệm của Tổ chức Thú y thế giới (tại các nước như Vương quốc Anh, Úc,…), các nước phát triển (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Niu Di lân, các nước EU,…) và đã giải được trình tự gien vi rút gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Cụ thể:
Ngay sau khi xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của lợn bệnh tại các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình có kết quả dương tính đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng nhiều phương pháp (như PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA), Cục Thú y đã chỉ đạo Chi cục Thú y vùng VI tiến hành giải trình tự gien (vùng gien p72) của các mẫu vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam.
Kết quả phân tích cho thấy: Gien vi rút Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện tại tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là vi rút Dịch tả lợn Châu Phi thuộc genotype II. So sánh trình tự nucleotide vùng gien của p72 của 06 mẫu vi rút cho thấy các vi rút được phát hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên có sự tương đồng nucleotide là 100%; acide amine là 100%, chứng tỏ các vi rút này có chung một nguồn gốc vi rút.
Ngoài ra, kết quả phân tích cây phả hệ và so sánh trình tự nucleotide vùng gien p72 của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi thuộc genotype II ở Hưng Yên, Thái Bình và một số vi rút Dịch tả lợn Châu Phi genotype II ở các nước trên thế giới cho thấy: Các vi rút Dịch tả lợn Châu Phi phát hiện tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình có độ tương đồng về nucleotide 100% so với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại Trung Quốc năm 2018 (MH722357; MK189456) và tại Nga năm 2017 (KY963545). Chi tiết cây phả hệ vùng gien p72 của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.
Cũng theo Cục Thú y, tại 08 phòng thí nghiệm của Cục Thú y đã được chỉ định, có thẩm quyền xét nghiệm chính xác bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và được miễn phí giải trình tự gien, xét nghiệm bằng nhiều phương pháp (như PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA), đề nghị các cơ quan thú y địa phương và các đơn vị khác gửi mẫu về 08 phòng thí nghiệm này để xét nghiệm, xác định chính xác bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xem đã xảy ra ở địa phương hay chưa.
Hình ảnh cây phả hệ vùng gien p72 của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình.
Một số hình ảnh liên quan đến quá trình thảo luận, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thực hiện xét nghiệm bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Ngày Mùng 3 Tết Kỷ Hợi (ngày 07/02/2019), Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra và chỉ đạo công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh DTLCP tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.
Hệ thống trang thiết bị phục vụ xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR, realtime PCR và giải trình tự gien).
TÂM AN
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất