[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Thái Bình và Hưng Yên nên nguy cơ bùng phát dịch tại Hà Nội là rất cao. Vì vậy, Hà Nội đã và đang tăng cường đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời và lên phương án phòng chống dịch khi xảy ra.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đan Phượng. (Thiện Tâm).
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, hiện nay trên thế giới đã có 20 quốc gia xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Trung Quốc là nước giáp biên giới với Việt Nam cũng đã có 25 tỉnh có dịch tính đến ngày 14/2 và nước ta cũng chính thức công bố dịch vào ngày 19/2 ở hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.
Chính vì vậy Hà Nội nguy cơ rất cao bùng phát dịch. Nguyên nhân là do Hà Nội có tổng đàn lợn rất lớn đứng tốp đầu cả nước và giáp liền kề với Hưng Yên và rất gần với Thái Bình. Bên cạnh đó, 8 tỉnh, thành phố giáp Hà Nội đều có đường ngang ngõ tắt nên việc lưu thông, vận chuyển vào Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát.
Hà Nội hiện nay đang có rất nhiều các cơ sở giết mổ tập trung như Vạn Phúc ở Thanh Trì, bình quân một ngày giết mổ 2 nghìn con, trong đó 60% là nhập từ các tỉnh khác về; hay cơ sở giết mổ Minh Hiền huyện Thanh Oai bình quân một ngày 7 – 8 trăm con, Chương Mỹ khoảng 4 – 5 trăm con/ngày…
Ngoài ra là do ảnh hưởng từ thời tiết khí hậu thất thường cùng với việc lưu thông vận chuyển trong mùa lễ hội nên nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố là rất cao.
Trước tình hình này Hà Nội đã tập trung nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh, trước đó từ tháng 8, tháng 9/2018 Hà Nội cũng đã làm rất quyết liệt.
Về công tác chỉ đạo, Thành phố đã ban hành kế hoạch riêng về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi huy động tất cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành vào cuộc. Đồng thời thành lập 2 đoàn đi kiểm tra việc chỉ đạo của địa phương ở tất cả các huyện và đến giờ tất cả các huyện đặc biệt là các huyện chăn nuôi lớn đã có kế hoạch phòng chống dịch.
Thành phố cũng đặt ra 2 tình huống khi chưa có dịch thì làm gì và khi có dịch xảy ra để sẵn sàng ứng phó. Đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền để người dân chủ động phòng chống phối hợp với chính quyền địa phương để tránh trường hợp giấu dịch không khai báo dịch bệnh để tổ chức triển khai.
Về chuyên môn, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, Hà Nội đã tổ chức tổng tẩy uế môi trường trên toàn thành phố về an toàn dịch bệnh. Trong và ngoài tết cũng đã triển khai để ngăn chặn mầm bệnh.
Đặc biệt, thành phố đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra giám sát đêm ngày 21/2 để kiểm định. Đồng thời tăng cường kiểm tra đầu nhập vào thành phố và duy trì kiểm tra tại 6 chốt kiểm dịch liên ngành để ngăn chặn lợn nhập từ nơi khác về.
Bên cạnh đó cũng tổ chức nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y về tập huấn tuyên truyền để họ thông báo rõ tới người dân, tập trung tuyên truyền về chính sách trong trường hợp nếu không may có dịch xảy ra để người dân được hỗ trợ để tránh việc người dân bán chạy, làm lây lan dịch, vì khi bệnh xảy ra buộc phải tiêu hủy hoàn toàn khi có kết quả dương tính với dịch tả châu Phi.
Hi vọng với các giải pháp đồng bộ sẽ hạn chế mức thấp nhất nguy cơ xảy ra đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra và tổ chức giám sát, chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất để tiêu hủy khi có dịch
Trước tình hình dịch tả châu Phi có nhiều nguy cơ bùng phát tại Hà Nội, chiều qua trong cuộc kiểm tra công tác sản xuất vụ xuân và phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh ngay tại cơ sở. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi, mở chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm soát công tác vận chuyển gia súc gia cầm trên khâu lưu thông để ngăn ngừa dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi.
Thiện Tâm
- phòng chống dịch bệnh li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất