Cổ phiếu của một số công ty chăn nuôi heo hàng đầu Trung Quốc đã tăng vọt lên mức kỷ lục bất chấp dịch tả heo châu Phi đang hoành hành ở nước này khi giới đầu tư đặt cược rằng nguồn cung thịt heo sẽ thiếu hụt và chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà sản xuất thịt heo.
Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đang chật vật ngăn chặn dịch tả heo châu Phi đang lan nhanh. Kể từ tháng 8 năm ngoái đến nay, Trung Quốc ghi nhận 110 ổ dịch đã bùng phát ở 28 tỉnh và vùng của nước này. Trung Quốc cũng đã tiêu hủy hơn một triệu con heo để ngăn ngừa dịch lan rộng.
Khi dịch bắt đầu bùng phát vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, cổ phiếu ngành chăn nuôi heo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc bị sụt giảm. Nhưng kể từ tháng 11-2018, các cổ phiếu này bất ngờ tăng giá ngay cả khi các đợt bùng phát dịch tả heo châu Phi tiếp tục xuất hiện và các chính quyền tiến hành các biện pháp hạn chế vận chuyển heo ở các vùng dịch, khiến giá thịt giảm gây tổn thương cho lợi nhuận của hầu hết các công ty sản xuất thịt heo.
Trong sáu tháng qua, chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 1,3% nhưng cổ phiếu của Muyuan Foods nằm trong chỉ số này tăng lên 142%. Ảnh: Bloomberg
Tính đến hôm nay (5-3), cổ phiếu của Công ty Muyuan Foods, nhà sản xuất thịt heo lớn thứ hai Trung Quốc, đã tăng hơn 140% trong sáu tháng qua. Trong khi đó, cổ phiếu của Công ty Jiangxi Zhengbang Technology, nhà sản xuất thịt heo lớn thứ tư Trung Quốc cũng đã tăng hơn 200% trong cùng thời gian; còn cổ phiếu của Công ty Tech-bank Food, chuyên sản xuất thức ăn gia súc và chăn nuôi heo, tăng 143%. Trong ngày 4-3, cổ phiếu của Muyuan Foods trên sàn chứng khoán Thâm Quyến tăng kịch trần 10%.
Dù các các công ty niêm yết chỉ đóng góp một phần nhỏ cho sản lượng 700 triệu con heo hàng năm của Trung Quốc mỗi năm nhưng họ đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh Bắc Kinh khuyến khích các kỹ thuật chăn nuôi trang trại hiện đại. Muyuan Foods cung ứng cho thị trường 11 triệu con heo vào năm ngoái.
Giá cổ phiếu của ngành chăn nuôi heo vẫn tăng ngay cả khi hầu hết các công ty chăn nuôi heo cho biết lợi nhuận giảm sâu vào năm ngoái. Trong một báo cáo sơ bộ hồi đầu tháng 3, Công ty Muyuan Foods ghi nhận lợi nhuận ròng trong năm 2018 giảm 78% về mức 520,2 triệu nhân dân tệ (77,7 triệu đô la) vì giá thịt heo giảm do dịch tả châu Phi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định giá heo hơi đã chạm đáy và có thể tăng từ 12 nhân dân tệ (41.500 đồng) lên mức 20 nhân dân tệ (69.200 đồng) mỗi kilogram trong nửa cuối năm nay do nguồn cung giảm và các nông dân đối mặt với các khó khăn trong việc bổ sung đàn heo mới sau khi đã tiêu hủy đàn heo bị nghi nhiễm dịch tả châu Phi.
“Giá heo hơi có thể tăng khá cao và khá nhanh”, Xiong Kuan, nhà phân tích ở Công ty tư vấn đầu tư Cofco Futures, nhận định. Ông dự báo nguồn cung heo hơi có thể giảm 20%, còn các nhà phân tích khác nói rằng mức sụt giảm có thể lên đến 30%.
Dịch tả heo châu Phi có thể gây tỉ lệ tử vong lên đến 100% ở những con heo bị nhiễm bệnh. Ảnh: farmjournal.com
Các công ty chăn nuôi heo với quy mô lớn, sở hữu chuồng trại hiện đại với chi phí vận hành thấp, có khả năng phòng chống dịch tả heo châu Phi tốt hơn. Do vậy, họ được kỳ vọng sẽ gặt hái lợi nhuận lớn khi giá heo hơi phục hồi. Các công ty này cũng có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ giữa lúc nhà chức trách lo ngại nguồn cung heo hơi thiếu hụt.
Trung Quốc tiêu thụ 50% sản lượng thịt heo hàng năm của thế giới nhưng phần lớn nguồn cung phụ thuộc vào hàng triệu hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ sở hữu các trang trại thô sơ và có nguy cơ nhiễm dịch bệnh cao.
Feng Yonghui, Giám đốc bộ phận phân tích ở Công ty tư vấn ngành chăn nuôi heo Soozhu.com, cho biết: “Chính phủ nhìn thấy rất rõ rằng, tỉ lệ nhiễm dịch tả heo châu Phi ở các trang trại lớn thấp hơn 20% so với các trang trại nhỏ. Do vậy, chính phủ đang khuyến khích các trang trại lớn mở rộng sản lượng bằng cách cung cấp cho họ các biện pháp an ninh sinh học”.
Hồi tháng 1-2019, do lo ngại nguồn cung thiếu hụt sẽ đẩy giá heo hơi tăng sốc trong nửa cuối năm nay, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc kêu gọi các nông dân nhanh chóng bổ sung đàn heo.
Cuối tháng 2-2019, Trung Quốc đã soạn thảo kế hoạch ứng phó dịch tả heo châu Phi và củng cố nguồn cung heo hơi. Kế hoạch này kêu gọi hỗ trợ các công ty chăn nuôi heo mô hình trang trại chất lượng cao ở các khu vực miền Nam để tăng sản lượng thịt heo cũng như hỗ trợ các công ty chế biến thịt heo quy mô lớn trên khắp cả nước. Chính phủ Trung Quốc cũng cam kết hỗ trợ niêm yết và huy động vốn cho các công ty chăn nuôi heo chất lượng.
Nhiều công ty chăn nuôi heo ở Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất để thu lợi nhuận lớn trong tương lai. Hồi tháng 12 năm ngoái, Muyuan Foods thu về 5 tỉ nhân dân tệ trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ để phục vụ kế hoạch xây dựng các trang trại mới cho 4,8 triệu con heo.
Chánh Tài
Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn
Virus dịch tả heo châu Phi (ASF) được phát hiện đầu tiên ở châu Phi cách đây gần một thế kỷ và lây lan sang châu Âu vào thập niên 1960, khiến khu vực phải mất ba thập kỷ mới khống chế được.
Virus ASF có khả năng lây lan cực cao, có thể qua những con ve bét, sự tiếp xúc trực tiếp giữa các động vật cũng, qua thực phẩm, thức ăn chăn nuôi nhiễm bẩn hoặc hoạt động di chuyển của con người từ các vùng bị dịch. Các con heo bị nhiễm virus ASF sẽ xuất hiện các triệu chứng sốt, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, khiến chúng chết trong vòng 2-10 ngày, theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Tỷ lệ tử vong ở heo mắc dịch này có thể lên đến 100%.
Hiện chưa có vắc-xin phòng chống dịch ASF nhưng căn bệnh này không nguy hiểm cho con người. Phương án khả dĩ nhất để ngăn chặn lây lan virus này là tiêu hủy mọi con heo bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, nhà chức trách cần phải triển khai các biện pháp phòng ngừa khác như khử trùng, khoanh vùng bị dịch để hạn chế tốc độ lây lan.
Tại Việt Nam, dịch tả heo châu Phi được phát hiện lần đầu tiên vào tháng trước ở 3 chuồng trại heo ở hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên.
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất