Bàn về câu chuyện sản xuất vắc xin tại Việt Nam, các nhà khoa học đều khẳng định, đây là một vấn đề khó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vắc xin hiện nay là hết sức cấp bách, mang lại niềm tin cho người chăn nuôi. Chính vì vậy khó mấy cũng phải làm.
Sẵn sàng nghiên cứu
Ông Đàm Xuân Thành, phó Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, Việt Nam đã có 09 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP-WHO đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất vắc xin thú y, đăng ký sản xuất lưu hành 138 sản phẩm vắc xin, về cơ bản, vắc xin sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm trong nước và một số loại đã xuất khẩu.
Đặc biệt, đã sản xuất được một số loại vắn xin phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) của công ty Navetco (sản xuất từ năm 2012); vắc xin phòng bệnh Tai xanh của công ty Hanvet (sản xuất từ năm 2015); vắc xin Lở mồm long móng của Cty TNHH AVAC Việt Nam (sản xuất từ năm 2018). Chi cục Thú y vùng VI đã có nguyên vật liệu và phân lập thành công vi rút DTLCP.
Toàn cảnh hội nghị
PGS.TS Lê Văn Phan (Học viện Nông nghiệp VN) thì cho rằng, việc sản xuất vắc xin phải có nhiều đơn vị cùng tham gia, cùng nhau chia sẻ thông tin. Đồng thời, việc xây dựng một đề án khung cho nghiên cứu là vô cùng quan trọng. “Dịch bệnh lần đầu xảy ra, chưa có nhiều thông tin nghiên cứu. Cần sự trao đổi mẫu bệnh phẩm, thậm chí virus với các phòng thí nghiệm quốc tế. Việt Nam có nhiều giống lợn bản địa rất quý nên phải có phương án bảo tồn nguồn gen này trong tình hình dịch bệnh”, ông Phan nêu ý kiến.
Nghiên cứu phải bài bản, tâm huyết!
“Không thể nhảy xổ vào nghiên cứu vắc xin DTLCP”. Đó là ý kiến của PGS.TS Tô Long Thành, Trung tâm chẩn đoán thú y TW (Cục Thú y). Ông Thành cho rằng, có thể tiến hành song song, phải có các nghiên cứu cơ bản trước khi nghiên cứu chuyên sâu vắc xin.
PGS.TS Tô Long Thành cho rằng, việc nghiên cứu phải được thực hiện từng bước, bài bản chứ không thể nóng vội
Ông Thành thông tin, khoa học thế giới nghiên cứu và chỉ ra rằng, phương hướng sử dụng vắc xin tốt nhất là dùng biện pháp kép. Trước hết là tiêm mồi sau đó dùng virus nhược độc. Theo giới khoa học Mỹ, nếu nghiên cứu thành công, phải mất 5 – 7 năm vắc xin DTLCP mới có thể sản xuất nhân rộng trên thị trường.
Bàn về sản xuất vắc xin, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng,thực tế tại Việt Nam, còn chăn nuôi là còn chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vắc xin DTLCP là cần thiết, cứu lấy nền chăn nuôi.
“Chúng ta sẽ có kết quả nghiên cứu tiệm cận nếu các nước tìm ra vắc xin trước. Tôi kiến nghị: Phải có sự hợp tác khoa học trong và ngoài ngành. Phải chăng nên có 1 tổ chuyên môn chỉ đạo công tác nghiên cứu vắc xin. Hội tụ được nhiều nhà khoa học tâm huyết để nghiên cứu. Về nguồn lực tôi nghĩ không quá khó khăn khi có các tổ chức quốc tế giúp đỡ”, ông Dương nêu ý kiến.
Trên cơ sở các ý kiến, đề xuất, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, sẽ báo cáo Bộ trưởng, sau đó báo cáo Chính phủ để chính thức có một chương trình Quốc gia nghiên cứu về vắc xin DTLCP. Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh: “Chúng ta phải có một khung chương trình để thực hiện. Trong đó phải chỉ rõ thực hiện đề tài gì, phương pháp thế nào, giao cho ai? Bộ sẽ báo cáo Chính phủ tạm ứng tất cả nhu cầu cơ bản để nghiên cứu vắc xin. Việc này các cơ quan nghiên cứu phải làm liên tục, ngày đêm với một quyết tâm cao, tâm huyết, có trách nhiệm với hàng triệu người chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với các đơn vị về nghiên cứu sản xuất vắc xin DTLCP
“Công tác nghiên cứu vắc xin cực khó khăn nhưng đơn vị sẽ quyết tâm thực hiện. Học viện đang có hợp tác quốc tế với nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada. Nếu như được Bộ NN-PTNT giao nhiệm vụ, chúng tôi sẽ nỗ lực nghiên cứu”, PGS.TS Trịnh Đình Thâu, Trưởng khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp VN khẳng định.
Kế Toại
Nguồn: nongnghiep.vn
Đến nay, đã có hơn 20 quốc gia trên thế giới báo cáo có DTLCP. Tại Trung Quốc, tổng cộng đã có 113 ổ DTLCP xuất hiện tại 28 tỉnh thành buộc tiêu huỷ trên 1,1 triệu con lợn. Còn tại Việt Nam, đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 37.868 con. Lai Châu là địa phương mới nhất xuất hiện dịch bệnh ngày 19/3.
- vắc xin li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả heo châu Phi li>
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất