Việc tiêu thụ thịt lợn ở Hưng Yên hiện rất chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ ở mức dưới 25%; lợn hơi xuất chuồng chủ yếu được các thương lái mua gom.
Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia ký kết tiêu thụ thịt lợn sạch trong thời gian tới. Ảnh: Đinh Tuấn – TTXVN
Thực hiện hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường, kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt lợn thương phẩm an toàn. Đây là vấn đề được tỉnh Hưng Yên đưa ra tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ lợn thương phẩm an toàn, diễn ra ngày 26/4.
Chia sẻ về những khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn hiện nay, ông Đỗ Minh Tuân – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết, việc tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn tỉnh hiện rất chậm, chiếm tỷ trọng nhỏ ở mức dưới 25%; lợn hơi xuất chuồng chủ yếu được các thương lái mua gom.
Số lượng lợn tiêu thụ nội tỉnh chủ yếu theo cách truyền thống, giết mổ và bán thịt tươi sống, sản lượng khoảng 120 – 165 tấn/ngày; trong đó, giết mổ qua các cơ sở giết mổ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chiếm khoảng 50%, còn lại là tại các lò mổ tự phát.
Hiện nay, tổng đàn lợn của tỉnh là trên 543 nghìn con. Từ khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hoạt động tiêu thụ lợn thịt gặp nhiều khó khăn, số lượng lợn tiêu thụ nội tỉnh sụt giảm mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên, sự kết nối giữa khâu sản xuất, chăn nuôi với tiêu thụ ở Hưng Yên hiện nay chưa chặt chẽ, thiếu tính ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro đối với người chăn nuôi.
Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp đầu mối lớn mua gom lợn nên việc tiêu thụ vẫn chủ yếu dựa vào thương lái ở ngoài tỉnh, năng lực, uy tín và tính ổn định không cao.
Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi không chỉ có ở Hưng Yên mà còn rất nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là những địa phương giáp với Hưng Yên, do vậy khả năng tiêu thụ ngoài tỉnh chưa thể tháo gỡ trong thời gian ngắn.
Gian hàng thịt lợn sạch theo tiêu chuẩn VietGap bày bán bên lề Hội nghị. Ảnh: Đinh Tuấn – TTXVN
Thứ trưởng Bộ Công Thương – Đặng Hoàng An đề nghị, tỉnh Hưng Yên tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, sớm khống chế dịch thành công trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề nghị các đơn vị chức năng của tỉnh Hưng Yên, các cơ quan báo chí và truyền thông tăng cường tuyên truyền cách thức chế biến thịt lợn an toàn, cung cấp thông tin đúng, đủ cho người tiêu dùng và các đơn vị phân phối, góp phần thúc đẩy tiêu thụ.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, tỉnh Hưng Yên cũng cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả các chương trình bình ổn thị trường; trong đó, có mặt hàng thịt lợn. Kết nối các sản phẩm thịt lợn thương phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối thông qua Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tổ chức hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Theo các chủ trang trại chăn nuôi, để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn, cấp có thẩm quyền cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn khỏe mạnh, an toàn trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tiếp tục triển khai các điểm bán thịt lợn tại các khu vực tập trung dân cư, thị trấn, thị tứ, thành phố để vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, vừa góp phần đẩy mạnh tiêu thụ lợn an toàn đã đến thời điểm xuất chuồng.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang yêu cầu các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân hiểu rõ dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm, gây bệnh ở người để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn.
Vận động doanh nghiệp chế biến, hệ thống các siêu thị, các bếp ăn tập thể cùng chung tay tiêu thụ thịt lợn và sớm công bố các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biết thực phẩm an toàn để doanh nghiệp, người tiêu dùng được biết. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp gây khó khăn cản trở hoạt động mua bán giết mổ lợn khỏe mạnh trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh cũng khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi xa khu dân cư, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, thành lập các mô hình HTX liên kết, các chuỗi. Các huyện thành phố phải xây dựng các điểm tiêu thụ thịt lợn an toàn kết hợp với xây dựng các điểm giết mổ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung, đi kèm với hệ thống sơ chế, kho lạnh bảo quản. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến, các hệ thống siêu thị, kinh doanh phân phối thực phẩm tạo thành chuỗi liên kết vững chắc giữa người chăn nuôi với cơ sở giết mổ, chế biến; giữa doanh nghiệp phân phối với người tiêu dùng.
Tại hội nghị, đã diễn ra lễ ký kết biên bản tiêu thụ thịt lợn giữa các trang trại, cơ sở chăn nuôi với các tổ chức phân phối, kênh siêu thị kinh doanh, bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh./.
Mai Ngoan/TTXVN
Nguồn: Bnews
- tiêu thụ thịt lợn li>
- lợn hưng yên li>
- Tiêu thụ thịt heo li>
- thịt lợn hưng yên li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất