Ước tính tổng đàn vịt của Việt Nam là trên 70 triệu con, đứng thứ 3 thế giới về quy mô tổng đàn. Mavin là công ty thứ 2 tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi vịt thịt, sẽ tập trung vào việc cải tiến giống và phương thức chăn nuôi để cải thiện hiệu suất của ngành và củng cố vị thế của Tập đoàn trong ngành công nghiệp protein động vật.
Mavin hướng tới xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi
Chăn nuôi vịt dù đứng thứ 2 trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam, được đánh giá phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam (đặc biệt tại Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng), nhưng chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa là chính (xuất khẩu chỉ khoảng 10%). Các trở ngại lớn nhất cho ngành này hiện nay chủ yếu là ở vấn đề con giống và cách chăn nuôi chưa mang lại hiệu quả cao.
“Đây là thế mạnh của Tập đoàn Mavin. Chúng tôi sẽ tập trung vào các giải pháp cải tiến con giống và sẽ là công ty đầu tiên áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp tại Việt Nam để cải thiện năng suất”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin chia sẻ.
Xây dựng chuỗi giá trị chăn nuôi vịt đầu tiên
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất vịt ở Việt Nam chỉ tập trung vào cung cấp giống, hoặc sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc chăn nuôi thương mại, thì Mavin là một trong số rất ít công ty ở Việt Nam sở hữu chuỗi giá trị khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn”, có khả năng xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh trong chăn nuôi vịt, kiểm soát tất cả mắt xích trong chuỗi cung ứng này.
Mô hình chuỗi sản xuất chăn nuôi của Mavin có một số lợi thế để khắc phục ngay những vấn đề của trang trại hộ gia đình như:
Thứ nhất, cung cấp con giống chất lượng cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt;
Thứ hai, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, tự động hóa trong nhiều khâu sản xuất nhờ đó giảm chi phí;
Thứ ba, các hộ nông dân được hỗ trợ cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chất lượng cao và được bao tiêu sản phẩm đầu ra, nhờ đó có thể ổn định thu nhập, bất kể biến động của thị trường.
Mô hình này đã được Mavin triển khai thành công cho chuỗi giá trị chăn nuôi lợn. Sau 6 năm triển khai, hệ thống trang trại chăn nuôi lợn của Mavin đã tăng trưởng với tỷ lệ 150% mỗi năm, hiện tại đã tăng lên tới khoảng 100 trang trại trên toàn quốc. Với hỗ trợ của Mavin, người chăn nuôi lợn đã thay đổi rất nhiều về tư duy và tập quán chăn nuôi. Các thói quen cũ không hiệu quả đã được thay thế bằng các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tự động hóa, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao hơn.
Trại vịt của khách hàng Mavin xây theo mô hình chuồng hở trên mặt ao
“Giống như chuỗi giá trị mà Mavin đã xây dựng được đối với ngành chăn nuôi lợn, chăn nuôi vịt cũng sẽ thực hiện theo một chuỗi cung ứng khép kín từ chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, dược thú y và cuối cùng là giết mổ, chế biến theo tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000, mở đường cho việc xuất khẩu thịt vịt của chúng tôi trong tương lai “, ông Tuấn cho biết.
Xây dựng hệ thống trang trại chăn nuôi vịt
Mavin đã nhập giống vịt siêu thịt Grimaud (Pháp) và Cherry Valley (Anh) và hiện đang phát triển 05 trại giống chất lượng cao tại Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Hậu Giang, Đồng Tháp, cung cấp giống cho các hệ thống trang trại của Mavin và các trại trong hệ thống liên kết chăn nuôi bán công nghiệp. Dự kiến trong năm 2019, Mavin có thể cung cấp ra thị trường khoảng 10 triệu con vịt thịt.
Theo ông Tuấn, Mavin nhập khẩu vịt giống GPs 6 tháng một lần để đảm bảo các giống mới, chất lượng cao và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Thông qua công nghệ chọn lọc tiên tiến, Mavin đã sản xuất vịt DOC chất lượng cao với lông trắng, cổ mỏng và nạc, tỷ lệ thịt nạc cao, cơ bắp dày, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, đối với người chăn nuôi, giống vịt này có hiệu quả cao, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp (FCR trung bình = 2,3), tốc độ tăng trưởng cao, thời gian nuôi ngắn (khoảng 48-51 ngày, đạt 3,3kg/con vịt). Liên quan đến chế biến, vịt này cũng có tỷ lệ hao hụt thấp trong quá trình giết mổ so với các giống vịt khác.
Hợp tác chăn nuôi bán công nghiệp
Mavin là công ty đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình chăn nuôi bán công nghiệp trong chăn nuôi vịt thịt, nhằm chuyển giao kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, cung cấp vật nuôi và thức ăn cho các hộ nông dân liên kết với Mavin.
Trong mô hình nuôi bán công nghiệp mà Mavin là doanh nghiệp duy nhất triển khai hiện nay, hộ chăn nuôi có từ 1ha trở lên (có ao hoặc không có ao) có thể lựa chọn hình thức nuôi chuồng kín hoặc chuồng hở từ 10.000 vịt. Mavin cũng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi vịt như cho ăn, cho uống nước tự động, thức ăn do chính hệ thống Mavin cung cấp không có kháng sinh, vịt được tiêm phòng định kỳ và theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhờ đó giảm hao hụt trong chăn nuôi, rút ngắn thời gian xuất chuồng. Mô hình này giúp quản lý tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vịt vẫn phát triển và đẻ trứng bình thường.
Trại vịt giống Mavin tại Thái Bình có quy mô 100.000 con
Mục tiêu 40% thị phần
Với mô hình chăn nuôi mới và chuỗi cung ứng khép kín, Mavin đang đặt mục tiêu đạt được 40% thị phần trong 5 năm tới.
“Triển vọng của ngành chăn nuôi vịt trong các năm tới là tích cực, đặc biệt đối với các mô hình chăn nuôi cho sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Bởi sẽ có sự dịch chuyển cơ cấu mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi tập trung, chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Điều này phù hợp với xu thế chung của ngành chăn nuôi và xu hướng phát triển trình độ tiêu dùng”, ông Tuấn cho biết. “Trong thời gian tới thịt vịt cũng vẫn là món ăn chính của người Việt ở Miền Nam, và sẽ phổ biến hơn ở Miền Bắc. Đây là động lực thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi vịt”, ông nói thêm.
Mavin có một lợi thế rõ ràng là có thể kiểm soát khâu giết mổ và chế biến thịt vịt nhờ sở hữu Nhà máy chế biến thực phẩm tại Hà Nam với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, đạt chuẩn HACCP và ISO 22000. Mắt xích này sẽ giúp Mavin tạo ra các sản phẩm thịt vịt an toàn, ngon và sạch để phục vụ người tiêu dùng.
Chí Tín
Nguồn: Báo Đầu Tư
Một số điều kiện hợp tác chăn nuôi vịt với Tập đoàn Mavin:
– Diện tích đất chăn nuôi: từ 1 ha, đảm bảo 5.000 con trở lên
– Kính phí: tối thiểu từ 500 triệu đồng
– Công nghệ chăn nuôi: chuồng kín hoặc chuồng hở (sử dụng sàn lưới, dây nhựa đúc, mái lá cọ/fibro xi măng).
– Ưu tiên hợp tác chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc như: Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nam.
Chi tiết liên hệ: 0979 694 333 hoặc tham khảo tại website: https://mavin-group.com
- chăn nuôi vịt li>
- mavin li>
- chuỗi giá trị li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất