[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị là hình thức tổ chức sản xuất đang được khuyến khích hiện nay trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ được quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo cho việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát an toàn thực phẩm chăn nuôi.
Chăn nuôi bò sữa
Do đặc thù của mô hình sản xuất chăn nuôi bò sữa, 100% hộ, cơ sở chăn nuôi tham gia liên kết từ sản xuất, thu mua, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm sữa. Hiện nay, sữa tươi nguyên liệu được thu gom thông qua một số hình thức sau:
Doanh nghiệp (DN) chế biến sữa ký hợp đồng thu mua sữa tươi nguyên liệu với các hộ nông dân theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp quy định. Giá thu mua sữa được tính theo chất lượng sữa tươi nguyên liệu. DN chế biến sữa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, tập huấn, hỗ trợ tín dụng, xây dựng mạng lưới (trạm) thu mua sữa (các tank lạnh, ô tô chuyên dụng, thiết bị kiểm tra chất lượng sữa nguyên liệu…). Hai hình thức liên kết trên đang được áp dụng phổ biến trong khu vực chăn nuôi bò sữa, điển hình là mô hình liên kết của công ty Vinamilk, Công ty cô gái Hà Lan, Công ty sữa Quốc tế…
Chăn nuôi bò sữa có liên kết phổ biến nhất. Nguồn: Nhachannuoi.vn
DN ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật đầu vào cho người chăn nuôi, bao gồm: thức ăn, thú y, con giống, tinh và dịch vụ kỹ thuật khác chăn nuôi khác khuyến khích nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò của cả công ty mẹ và các hộ chăn nuôi vệ tinh.
Điển hình của liên kết này là Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang rất thành công, đã biến những người nông dân chăn nuôi bò sữa thành các công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp với kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi bò sữa ngày càng chuyên nghiệp. Đặc biệt, để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, từ năm 2001 đến nay công ty đã triển khai, thực hiện, duy trì quỹ Bảo hiểm vật nuôi, Bảo hiểm giá sữa nhắm giúp cho các hộ không may rủi ro, bò bê chết thải… có điều kiện giảm bớt khó khăn, nhanh chóng phục hồi chăn nuôi.
Ban điều hành quỹ này do các hộ bầu ra thông qua Đại hội quỹ Bảo hiểm vật nuôi và xây dựng hoạt động của quỹ, đăng ký hàng năm và có tính kế thừa, liên tục qua các năm. Do vậy 100% số hộ và 100% bò bê được tham gia quỹ. Hợp đồng quỹ bảo hiểm bật nuôi được đăng ký hàng năm. Trong hợp đồng thể hiện rõ số lượng bò bê từng loại tham gia quỹ. Hợp đồng quỹ bảo hiểm vật nuôi được ký hàng năm. Trong hợp đồng thể hiện rõ số lượng bò bê từng đàn loại tham gia quỹ (Bò cái sinh sản, bò tơ và bê cái), mức phí tham gia và mức bồi thường đối với từng đàn loại, những quy định cụ thể về những trường hợp được chi trả hoặc từ chối chi trả bảo hiểm.
Chăn nuôi bò sữa theo chuỗi liên kết tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu
DN đầu tư sản xuất sữa theo chuỗi khép kín (từ chăn nuôi bò sữa, chế biến và tiêu thụ sữa) như: Công ty TH True Milk.
DN tổ chức chăn nuôi bò sữa và ký hợp đồng bán sữa cho một DN khác chuyên về chế biến sữa như mô hình liên kết của Công ty Hoàng Anh Gia Lai với Công ty Nutifood, Công ty Furture Milk liên kết với Vinamilk để bán sữa tươi nguyên liệu từ đàn bò trên 1.500 con. Một số địa phương có chăn nuôi bò sữa phát triển cũng đã tổ chức sản xuất sữa theo chuỗi liên kết.
Tại Hà Nội đã xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm sữa IDP thực hiện bởi công ty Cổ phần Sữa quốc tế. Hiện nay có khoảng 3000 hộ chăn nuôi được Công ty Cổ phần sữa quốc tế tiêu thụ. Việc hình thành chuỗi liên kết đã giúp các Công ty sản xuất sữa trên địa bàn Hà Nội có vùng nguyên liệu ổn định và người nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cũng như yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất.
Tại TP Hồ Chí Minh, liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi bò sữa được hình thành thông qua các HTX chăn nuôi bò sữa như: HTX Tân Thông Hội – chuyện Củ Chi; HTX Chăn nuôi bò sữa Thành Công – huyện Củ Chi; HTX nông nghiệp Hòa Lộc; HTX Chăn nuôi Tiến Thành… Các HTX này thành lập trên cơ sở tiêu thụ sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa. Các HTX vừa chăn nuôi bò sữa, vừa thực hiện các dịch vụ chăn nuôi và thu mua trung chuyển sữa bò tươi cho các hộ chăn nuôi bò sữa.
Mô hình liên kết chăn nuôi bò sữa theo chuỗi của Công ty Vinamilk: hiện có 12 trại bò sữa quy mô lớn và hiện đại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Tây Ninh (miền Bắc 01 trại, miền Trung 10 trại, miền Nam 1 trại) và 01 trại ở Xiêng Khoảng của Lào. Tổng đàn bò cung cấp sữa cho Vinamilk bao gồm các trang trại của Vinamilk, các doanh nghiệp liên kết và bà con nong dân có hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là trên 12.000 con bò, mỗi ngày cung cấp trên 750 tấn sữa tươi nguyên liệu.
Tại Thanh Hóa đã hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi đối với bò sữa là chăn nuôi bò sữa – chế biến sữa. Đây là liên kết trang trại giữa trại chăn nuôi bò sữa tại Sao Vàng, tỉnh Thanh Hóa và nhà máy chế biến sữa tại KCN Lễ Môn (TP Thanh Hóa). Liên kết theo chuỗi thể hiện doanh nghiệp chủ động (con giống, kỹ thuật, quản lý, đất đai…) đến sản xuất, thu gom sữa, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Hình thức tiêu thụ sản phẩm là bán sữa theo hệ thống của Vinamilk.
Tại Cần Thơ và Sóc Trăng cũng hình thành liên kết chuỗi giá trị chăn nuôi bò sữa thông qua HTX bò sữa Long Hòa liên kết với Vinamilk – nhà máy sữa Cần Thơ. Hình thức hoạt động là HTX ký hợp đồng với Vinamilk mua 70% sữa cho bà con, số còn lại tự tiêu thụ hoặc chế biến các sản phẩm bán cho thị trường.
Tại Sóc Trăng, HTX chăn nuôi bò sữa Evergrowth là đầu mối thu mua sữa, cung cấp dịch vụ đầu vào cho trên 18000 xã viên với tổng đàn 5000 con. HTX dựa trên các xã viên và tổ hợp tác của địa phương chăn nuôi bò sữa, HTX hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ và ký kết hợp đồng thu mua.
Chăn nuôi bò thịt
Hiện tại, mô hình liên kết chăn nuôi bò thịt còn hạn chế. Hầu hết bò thịt được bán cho thương lái khi đến tuổi giết thịt. Do vậy, giá cả các sản phẩm này bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh, thị trường.
Chăn nuôi hươu sao
Bước đầu hình thành một số chuỗi liên kết sản xuất trong chăn nuôi hươu sao. Theo báo cáo của của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh năm 2018 huyện Hương Sơn đã hình thành 20 đại lý đầu mối thu mua nhung hươu với mức thu mua 50kg trở lên. Trong đó có 10 đại lý thu mua từ 0,2-1 tấn/năm. Riêng Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh mua 1 tấn nhung hươu của các hộ để chế biến hàng năm. Công ty Sơn An đã tiêu thụ 5 tạ nhung hươu/năm và quảng bá sản phẩm sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc mở ra cơ hội tiêu thụ sẩn phẩm từ hươu sao.
Chuỗi giá trị liên kết chăn nuôi dê, cừu thịt
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ dê, cừu của cơ sở Triệu Tín ở Ninh Thuận liên kết với 40 hộ nuôi, nhưng chỉ đầu tư 50% con giống, không đầu tư thức ăn. Sau thời gian nuôi 5-6 tháng sẽ thu mua lại bằng giá thị trường và tính lãi suất giá trị đầu tư. Cơ sở Triệu Tín kết hợp với Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh sản xuất các các sản phẩm từ dê, cừu như: thịt dê ép dẻo, dê sấy, thịt cừu xông khói, thịt cừu khô tẩm gia vị, cừu sấy dẻo, cừu chà bông… Đầu ra doanh nghiệp là giết mổ tại lò, sản phẩm thịt tươi bán cho nhà hàng quán ăn, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Đối với dê, cừu sống xuất ra các tỉnh Ninh Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…
Ngoài ra chuỗi giá trị này còn có 03 chủ cơ sở giết mổ dê cừu như: cơ sở giết mổ Bích Huyền ở TP Phan Rang – Tháp Chàm liên kết với trên 100 hộ chăn nuôi và 5 thương lái. Các chủ cơ sở giết mổ liên kết với hộ nuôi và thương lái để có nguồn hàng đáp ứng nhu cầu cung cấp cho cơ sở. Trong chuỗi giá trị này, chủ cơ sở giết mổ, thương lái sẽ cung cấp cừu giống ban đầu cho mỗi hộ từ 10-30 con với trọng lượng từ 10-15kg/con theo giá trị trường và sẽ tính lãi 2-3%/tháng. Sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng, thương lái, chủ cơ sở giết mổ sẽ thu mua lại của người chăn nuôi khi xuất bán theo giá trị trường và thanh toán tiên sau khi trừ cả vốn lẫn lãi. Người chăn nuôi lãi từ 0,5-0,6 triệu đồng/con.
Chuỗi liên kết chăn nuôi thỏ
Năm 2012, Tập đoàn Nippon Zoki Nhật Bản đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nguyên liệu thuốc với công suất từ 1-5 triệu thỏ Newzealeand/năm tại KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 07/6/2013 nhà máy được khởi công xây dựng và được khánh thành vào ngày 16/1/2015 với số vốn thực tế là hơn 60 triệu USD. Để phát triển đàn thỏ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc cung cấp cho nhà máy trên, Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam đã tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, nhân đàn thỏ trắng New Zealand. Trong các năm từ 2014 đến nay, Công ty đã sản xuất trên 30.000 con giống trong chuỗi sản xuất giống. Để quản lý đàn thỏ của các hộ, các vùng, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý số tai 6 được bấm lên tai từng thỏ mẹ tại các hộ gia đình và thỏ con để truy xuất nguồn gốc cũng như đảm bảo thu mua số lượng đúng như cam kết giữa hai bên. Đặc điểm của các hộ chăn nuôi thỏ ở Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn là quy mô nông hộ, nằm rải rác trên các xã thuộc địa bàn huyện, vì vậy sẽ rất khó khăn nếu Công ty đến từng hộ để thu mua, cung cấp cám và chi trả tiền thỏ.
Để giải quyết vấn đề này, tại mỗi vùng, Công ty đã yêu cầu các hộ thành lập một HTX để làm đầu mối ký kết Hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Và mọi liên lạc, thu mua, phân phối cám và chi trả tiền thỏ đều thông qua HTX. Nhờ hệ thống thu mua và thanh toán này đã cắt đi khâu thương lái trung gian góp phần tối ưu hóa lợi nhuận của người chăn nuôi trực tiếp. Hơn nữa, do thỏ được quản lý bằng việc bấm số tai 6 số từ bé tại các hộ trong HTX và Công ty chỉ thu mua những thỏ đạt trưởng thành đạt tiêu chuẩn có mã số tai 6 số theo quy định nên sẽ không xảy ra tình trạng các hộ chăn nuôi tự phát không có hợp đồng đưa thỏ vào sẽ gây tình trạng cung vượt quá cầu như các sản phẩm nông nghiệp khác.
CỤC CHĂN NUÔI
- chăn nuôi bò sữa li>
- bò sữa li>
- sữa Mộc Châu li>
- thức ăn cho bò sữa li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất