Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã lựa chọn nuôi chim cút để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Mạnh dạn đầu tư và sáng tạo trong sản xuất, chị Khổng Thị Phương, thôn Đông không chỉ thành công với mô hình nuôi chim cút mà còn trở thành một gương điển hình trong phát triển kinh tế hộ của địa phương.
Mô hình nuôi chim cút của gia đình chị Khổng Thị Phương, thôn Đông, xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường) đem lại hiệu quả kinh tế cao
Năm 2006, chị Khổng Thị Phương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim cút với quy mô 3.000 con, chủ yếu nuôi lấy trứng trong diện tích chuồng nuôi chỉ khoảng 80m2.Với kinh nghiệm được tích lũy, đàn chim cút của gia đình chị phát triển khá tốt, cho lượng trứng ổn định.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Phương cho biết: “Chim cút là loài vật dễ nuôi, sức đề kháng mạnh, trong khi đó, vốn đầu tư không cao lại thu hồi vốn nhanh nên loại chim này đang được xem là những vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do trứng cút và thịt chim cút là loại thực phẩm bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao”.
Sau những lứa chim cho trứng ổn định, kinh tế gia đình phát triển hơn, đầu năm 2013, chị Phương quyết định tăng đàn chim cút lên 2 vạn con, trong đó, một nửa số con nuôi để lấy trứng, số còn lại nuôi bán thương phẩm; mở rộng quy mô chuồng nuôi lên 300m2 với khoảng 80 ô chuồng. Để nhiệt độ trong chuồng nuôi luôn ổn định, gia đình chị đầu tư thêm hệ thống tưới phun sương tự động, không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức cho người nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vừa luôn tay phân loại trứng, chị Phương vừa cho biết: Để nuôi chim cút với số lượng nhiều thì người nuôi cần phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Đặc biệt, tôi sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống nhằm tác động vào quá trình tăng trưởng của chim cút, giúp tỷ lệ đẻ trứng tăng lên và ổn định, cải thiện chất lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ đồng đều, khi soi trứng không có hiện tượng khoảng trống, màu sắc vỏ trứng sáng đẹp. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp chim cút nâng cao sức đề kháng, hạn chế được việc dùng kháng sinh, tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng. Nhờ đó, doanh thu từ nuôi chim cút đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.
Về hiệu quả mô hình nuôi chim cút của chị Khổng Thị Phương, ông Khổng Đức Toàn, Phó Trưởng thôn Đông cho biết: Mô hình nuôi chim cút của gia đình chị Khổng Thị Phương là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều hộ dân trong thôn học tập và nhân rộng bởi không chỉ giúp người chăn nuôi tranh thủ lúc nông nhàn tăng gia sản xuất. Riêng bản thân chị Phương cũng được nhân dân trong thôn yêu quý bởi bản tính cần cù, ham học hỏi và mạnh dạn trong phát triển kinh tế hộ.
Không chỉ nhạy bén trong tư duy làm giàu, chị Phương còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim cút cho bà con nhân dân địa phương, bởi theo chị, không có gì vui bằng việc giúp người nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương để gây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Thời gian tới, chị Phương tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và xây dựng khu chuồng nuôi mới để hình thành quá trình sản xuất khép kín, tăng thu nhập.
Bài, ảnh: Bảo Anh
Nguồn: Báo Vĩnh Phúc
- nuôi chim cút li>
- chim cút li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất