[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phát triển chăn nuôi và công nghiệp chế biến Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tiếp tục là lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu an ninh thực phẩm trong nước và hướng ra xuất khẩu. Thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu: tốt nhất, rẻ nhất trong khu vực và sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước.
Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển nghiên cứu, sản xuất TĂCN. Cụ thể:
Tại điều 5 Nghị định 39/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 về thức ăn chăn nuôi: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế các thành phần kinh tế tham gia sản xuất chăn nuôi, thủy sản. Ưu tiên đầu tiên áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong nước và các chính sách khác, trong đó có việc dành quỹ đất và tín dụng ưu đãi trong việc trồng, thu hoạch, bảo quản, sản xuất, gia công, chế biến nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Luật Chăn nuôi ban hành 19/11/2018 cũng quy định nhiều chính sách pháp luật thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp TĂCN:
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất chăn nuôi, ưu tiên đầu tư áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển công nghệ chế biến TĂCN. Chính sách này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, sản xuất nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước.
Cấm sử dụng một số hóa chất trong thức ăn chăn nuôi, cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN với mục đích kích thích sinh trưởng: Quy định này nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi trong nước, phù hợp với thông lệ quốc tế và hướng đến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Điều kiện sản xuất TĂCN: Cơ sở sản xuất TĂCN phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trước khi sản xuất. Quy định này nhằm tạo ra một thị trường TĂCN có chất lượng cao, ổn định để từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận sẽ do Chính phủ quy định.
Đăng ký lưu hành sản phẩm: Sản phẩm TACN trước khi lưu thông trên thị trường phải được thực hiện công bố thông tin sản phẩm trên cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT theo quy định sau: Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc do tổ chức cá nhân tự công bố; sản phẩm thức ăn bổ sung cũng do các tổ chức, cá nhân công bố, nhưng phải được thẩm định của Cục Chăn nuôi; Riêng sản phẩm thức ăn chăn nuôi truyền thống (hay thức ăn theo tập quán) và nguyên liệu đơn thì do Bộ NN&PTNT công bố để các tổ chức cá nhân được tự do kinh doanh.
Môi trường quản lý: Mọi hoạt động liên quan tói việc thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm và kiểm tra chất lượng TĂCN được thực hiện 100% trên môi trường internet, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện cho doanh nghiệp, người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sản lượng TĂCN công nghiệp tăng từ 4.3 triệu tấn (2005) lên 4,3 lần (2018). Năm 2018, cả nước có 265 nhà máy, trong đó khối FDI có 85 nhà máy với sản lượng 11,2 tấn. Trong 20 năm mở cửa, Việt Nam đã có được ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đứng số 1 ASEAN và đứng thứ 10 thế giới.
Cơ cấu sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay như sau: thức ăn cho lợn chiếm 63%, thức ăn gia cầm 33%, thức ăn cho bò 2,7% và các loại vật nuôi khác. Công nghệ và nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam được nhập khẩu từ khoảng 65 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chất lượng TĂCN về cơ bản đạt yêu cầu, trong đó khoảng trên 80% đã được kiểm soát tốt, phần còn lại chất lượng không ổn dịnh và độ an toàn thấp, chủ yếu là ở khu vực gia công và người chăn nuôi tự phối trộn do vấn đề kiểm soát chất lượng nguyên liệu và quy trình giám sát trong chế biến chưa đảm bảo.
Tuy vậy, ngành TĂCN tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít những bất cập, đó là: Giá thành và giá bán thức ăn chăn nuôi cao làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi; Hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi chưa cao, gây lãng phí nguyên liệu và ô nhiễm môi trường. Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu cao làm giảm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến TĂCN.
HƯƠNG GIANG
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li>
- ngành thức ăn chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất