[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sản lượng và sức tiêu thụ thịt gia cầm của đất nước đã tăng trong năm ngoái và hiệu suất tích cực này được cho là sẽ tiếp tục trong suốt năm 2019.
Sản lượng thịt gia cầm cuả Nhât Bản đã tăng 2% trong năm 2018, và trong năm 2019, các chuyên gia dự báo con số tương tự. Trong 10 tháng đầu tiên của năm, sản lượng thịt gia cầm của Nhật Bản đã tăng trưởng 2.1%, theo số liệu từ Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Nhật Bản (MAFF), đồng thời, lượng tiêu thụ cũng tăng với con số ấn tượng 3.8%.
Từ năm 2012, nền kinh tế Nhật Bản đang liên tục tăng trưởng, đánh dấu chuỗi tăng trưởng dài nhất kể từ sau Thế Chiến thứ hai. Dù rằng theo dự báo, Nhật Bản sẽ chỉ tăng nhẹ 0.7% trong năm nay, theo Tổ Chức Kinh Tế vì Hợp Tác và Phát Triển (OECD). Ngành công nghiệp gia cầm của Nhật Bản đang hưởng lợi từ sự phát triển này, với sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ sau năm 2011.
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do đóng góp vào sự tăng trưởng của nhu cầu thịt gia cầm. Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng Nhật Bản nổi tiếng thế giới vì lối sống và phong cách ăn uống lành mạnh, vì thế, thịt gà đáp ứng rất tốt nhu cầu của người dân xứ sở mặt trời mọc.
Những lý do ảnh hưởng đến nhu cầu
Khi giới trẻ đang lưỡng lự lựa chọn, nhu cầu sẽ dần được xuất hiện. Sự phát triển của công nghệ trong ngành chăn nuôi gia cầm luôn được xem là nguyên nhân của mọi sự tăng trưởng ngành. Tuy nhiên, chính nhu cầu của giới trẻ lại đang là chìa khóa mở ra một tương lai mới. Khi những khách hàng lớn tuổi vẫn còn đang lưỡng lự, giới trẻ Nhật Bản đã lựa chọn thịt gia cầm thay thế dần cho cá.
Dân số già đi, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng,… đã góp phần khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến thịt gia cầm làm sẵn thay vì thịt chưa chế biến. Bên cạnh đó, họ cũng chuyển dần từ thịt đỏ sang thịt trắng.
Trong giai đoạn kinh tế phát triển chậm như hiện tại, kèm theo đó là sự chậm lại của Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản vẫn đang trong mức lý tưởng, và người dân có thêm tài chính để ủng hộ nền kinh tế nước nhà.
Trong năm 2018, ngành gia cầm Nhật Bản đã có nhiều tăng trưởng tốt. Trong đó, quý 4 của năm được đánh giá là “tăng trưởng tương đối mạnh”, tuy vậy nửa cuối năm 2018 lại có sức tiêu thụ giảm so với nửa đầu năm, khi mà mức tiêu thụ đã tăng đến 3%. Vào cuối năm 2018, giá cả của thịt gia cầm tại Nhật Bản đã tăng đến mức kỷ lục khi mà lượng dự trữ thịt giảm xuống mức thấp. Trong nửa đầu năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gia cầm cũng gia tăng đáng kể, và giảm dần trong nửa cuối năm. Khi mà thịt tươi giảm lượng nhập khẩu, thịt chế biến sẵn đã tăng 12%.
Khi mà nhu cầu các loại thịt của Nhật thay đổi, những nguồn cung cũng vì thế mà có sự chuyển mình. Ngành công nghiệp gia cầm địa phương tiếp tục được củng cố, những nhà sản xuất nhỏ cũng đang dần nhường thị phần cho những nhà sản xuất lớn hơn. Cơ quan Dịch Vụ Nông Nghiệp Quốc Tế Hoa Kỳ nhận định rằng, sự tăng trưởng trên có đóng góp của những công nghệ mới nhất của ngành chăn nuôi, khi trọng lượng gà đã chế biến đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Những thành tựu mới trong việc giết mổ và chế biến đã giúp tăng trọng lượng gà thành phẩm.
SẢN LƯỢNG GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2016-2018
Nguồn: Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Bộ Nông nghiệp
Nhập khẩu và xuất khẩu
Trong 10 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu thịt gia cầm của Nhật Bản ở mức tương đương so với các năm khác, vào khoảng 400,000 đến 500,000 tấn, với nguồn cung chính đến từ Brazil, theo MAFF. Trong quý cuối năm, lượng nhập khẩu giảm khá rõ. Nhà cung cấp lớn thứ hai cho Nhật Bản là Thái Lan. Thái Lan luôn nuôi tham vọng trở thành nhà cung cấp thịt gà quan trọng nhất cho thị trường Nhật Bản, và chính phủ đã đầu tư nhiều vào giấc mơ này trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhập khẩu thịt gà từ một số vùng của Nga.
Về mặt xuất khẩu, dịch cúm gia cầm tại Nhật trong năm 2017 đã nhanh chóng được kiểm soát, nên chỉ ảnh hưởng nhỏ đến nền công nghiệp này. Về giá trị, lượng thịt xuất khẩu của Nhật Bản đạt 1.98 tỷ Yên Nhật, tương đương 18.3 triệu USD, với khối lượng 10,004 tấn. Lượng xuất khẩu thịt gà Nhật đã tăng 10%. Tuy vậy, 10 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu đã giảm 1%, và khối lượng xuất khẩu giảm khoảng 4%. Trong năm 2019, Nhật đặt mục tiêu xuất khẩu 14,000 tấn thịt gia cầm.
Ngành trứng tại Nhật
Những nông dân sản xuất trứng gà Nhật đang tận hưởng những năm tháng vàng son khi những năm gần đây, giá trứng Nhật luôn ở mức cao. Trong năm 2017, nước Nhật đã sản xuất 2.16 triệu quả trứng. Lượng trứng nhập khẩu chiếm 5% tổng lượng trứng tiêu thụ tại Nhật, và 90% lượng trứng nhập khẩu là dưới dạng bột trứng. Trong năm 2017, lượng nhập bột trứng gia tăng 20% và trở về mức quen thuộc, sau khi thế giới vượt qua những khó khăn của ngành.
Nhật Bản cũng đang đạt được nhiều thành quả trong việc xuất khẩu trứng. Trong năm 2017, lượng xuất khẩu đã tăng 20%, đạt mức 1.02 tỷ Yên Nhật, và lượng xuất khẩu cũng tăng 20%, đạt mức 3,891 tấn. Trong 10 tháng cuối năm 2018, giá trị xuất khẩu thậm chí tăng đến 48%, và lượng xuất khẩu tăng 50%, so với cùng kỳ. Trong năm 2019, lượng xuất khẩu được dự đoán đạt 2.6 tỷ Yên Nhật, hoặc 10,000 tấn.
Hồ Khoa dịch (theo wattaget.com)
- ngành gia cầm li>
- Nhật Bản li>
- ngành chăn nuôi gia cầm li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất