Chất này mang nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi…
* Xin cho biết chất Cysteamine mới được phát hiện dùng để tăng trọng lợn có phải là chất có hại và bị cấm sử dụng hay không?
Bạn Vũ Ninh Hà (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh)
Cysteamine là một hợp chất hóa học với công thức HSCH2CH2NH2. Nó là một sản phẩm chuyển hóa của một acid amin là cysteine. Thông thường nó được sử dụng dưới dạng muối hydrochloride, HSCH2CH2NH3Cl. Điểm nóng chảy là (95 – 97°C). Dưới tên thương mại Cystagon, Cysteamine được sử dụng trong điều trị các rối loạn bài tiết cystine. Nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh bức xạ. Cysteamine hay còn có các tên gọi khác như aminoethanethiol, thioethanolamine…
Cysteamine là một hợp chất hóa học thường được sử dụng dưới dạng muối hydrochloride là một chất có tác dụng kích thích tăng trọng liên quan tới hoóc – môn tăng trưởng, tăng tạo nạc đối với vật nuôi. Các thí nghiệm cho thấy, chất Cysteamine có thể giúp lợn thịt tăng trọng tới trên 33%, tăng tỉ lệ nạc 4,6%, giảm tỉ lệ mỡ 8,5% so với đối chứng.
Chất này mang nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi. Kiểm tra trong tháng 8 phát hiện 2/312 mẫu thức ăn và nước tiểu vật nuôi chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên đã xuất hiện một hoạt chất mới cũng nhằm mục đích kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi là cysteamine, một tiền hormone có tác dụng tương tự chất tạo nạc salbutamol đã bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng.
* Xin cho biết tác dụng của nụ hoa tam thất đối với sức khỏe?
Bạn Lê Văn Cường (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Nhắc đến tam thất có rất nhiều người biết đến loại cây này với bộ phận chính dùng làm thuốc là củ tam thất. Nhưng hiện nay không mấy người biết được rằng tác dụng của nụ hoa tam thất để chữa bệnh cũng tốt không kém gì củ của nó. Để sử dụng, người ta sẽ sấy khô loại hoa này để tiện cho việc sử dụng cũng như bảo quản. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc. Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng.
Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính, tiêu viêm, giảm béo, can hỏa quá mạnh làm mất ngủ kéo dài, nhịp tim không đều, lòng bàn tay bàn chân nóng rát, bực bội trong người hay cáu giận, đêm ngủ hay mộng mị hoặc nghiến răng ken két. Ngoài ra hoa tam thất còn có tác dụng phòng chống bệnh ung thư… Ngoài ra, phụ nữ mới sinh ít sữa, uống thì sữa rất nhiều. Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1-3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li> ul>
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất