[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhóm SPOVA là cái nôi của nhiều khóa sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học và yêu thích lĩnh vực sinh sản của Bộ môn Ngoại Sản (Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Nhờ tích cực học tập và đam mê nghiên cứu khoa học, hầu hết sinh viên của nhóm SPOVA sau khi tốt nghiệp trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, được các doanh nghiệp, phòng khám thú cưng, viện nghiên cứu và một số trường đại học tiếp nhận; nhiều sinh viên đã và đang học tập tại Italia, Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc…
Kế thừa truyền thống của thế hệ sinh viên nghiên cứu xuất sắc
Bộ môn Ngoại Sản được hình thành và phát triển trong suốt 64 năm qua, cùng với sự ra đời và phát triển của khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Kể từ đấy, bộ môn luôn sản sinh ra các thế hệ sinh viên nghiên cứu khoa học xuất sắc, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giảng trách nhiệm, nhiệt tình và dành trọn tình yêu cho khoa học.
Trước đây, khi còn là Trường đại học, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chưa nhiều mà chủ yếu là công việc giảng dạy; khi đó, sinh viên phần lớn giúp các giảng viên chuẩn bị động vật thực hành, chuẩn bị hóa chất cho các bài giảng thực tập và cùng các giảng viên đi thực hành lâm sàng thú y tại các nông hộ, trang trại địa phương. Những sinh viên nghiên cứu khoa học năm ấy, giờ đây đã trưởng thành và trở thành các giảng viên ở nhiều trường đại học, cán bộ tại các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các bác sỹ thú y đầu ngành trong lĩnh vực sinh sản vật nuôi.
Cựu sinh viên SPOVA Nguyễn Văn Thanh hiện đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường đại học Lâm nghiệp
Cùng với sự đi lên của đất nước và nhu cầu xã hội, Trường Đại học Nông nghiệp I không chỉ dừng lại ở công việc giảng dạy, mà còn đẩy mạnh nhiệm vụ “Nghiên cứu khoa học”, chính vì vậy trường đổi tên thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam, để phù hợp với bước tiến xã hội.Từ đó, bộ môn Ngoại Sản nhận thức được bên cạnh công việc lên lớp truyền bá kiến thức cho các thế hệ trẻ, cần phát huy nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy, phục vụ sản xuất. Từ tinh thần đó, nhóm sinh viên cũng ý thức được rằng, ngoài công tác học tập tốt trên giảng đường thì cần phát huy nhiệm vụnghiên cứu khoa học, hỗ trợ và cùng các thầy cô giảng viên…Khoa học là then chốt và nếu cộng với nhiệt tình sẽ tạo nên bước tiến xa hơn. Vì vậy, ngày 12/10/2016, tiếp nối các thế hệ sinh viên đi trước của Bộ môn Ngoại sản, nhóm SPOVA được hình thành, viết tắt của hai từ Sperm-Tinh trùng và Ovary – Trứng. Nhóm cùng các thầy cô giảng viên hoạt động trên 3 môn học mũi nhọn Sinh sản, Ngoại Khoa và Thú cưng. Từ đó tới nay, SPOVA là cái nôi của nhiều sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học và yêu thích lĩnh vực sinh sản.
Sau khi tốt nghiệp, hầu hết các thành viên nhóm SPOVA được các doanh nghiệp, phòng khám thú cưng, viện nghiên cứu và một số trường đại học tiếp nhận.Không dừng lại ở đó, phần lớn các bạn tiếp tục cố gắng trau dồi ngoại ngữ, chuyên môn để tiếp tục trên con đường nghiên cứu khoa học và mong muốn được học cao hơn ở các nước tiên tiến trên thế giới. Hiện nay, nhiều sinh viên đã và đang học tập tại Ý, Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc… Bên cạnh đó, một số thành viên còn được tham gia các chương trình trao đổi ngắn hạn tại Edinburgh, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp trong thời gian đang theo học tại trường.
Cựu sinh viên SPOVA Vương Tuấn Phong K57 tham gia học tập và nghiên cứu về sinh sản vật nuôi tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp
Sinh viên SPOVA Nguyễn Thị Hiền K58 tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn đào tạo về Thú cưng tại Pháp
Đồng hành cùng thầy cô giảng viên cho ra nhiều sản phẩm khoa học thực tiễn
Tính đến nay, SPOVA đã đồng hành cùng các thầy côgiảng viên trong khoa cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị khoa học cao như phương pháp gây động dục hàng loạt, phương pháp sản xuất và cấy phôi bò, phương pháp điều trị bệnh chân móng, phương pháp nghiên cứu tinh giới tính các loại…
Sinh viên SPOVA Nguyễn Thị Sương K58 học tập và nghiên cứu và sản xuất phôi bò in vitro trong phòng thí nghiệm cùng chuyên gia đến từ Nhật Bản
Đặc biệt trong những ngày qua, tiếp bước các thế hệ đi trước và các nhà khoa học, nhóm SPOVA dưới sự hướng dẫn của thầy cô giảng viên trong bộ môn cho ra đời bê đen đầu tiên tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, lai giữa tinh trùng bò đen Nhật Bản và bò vàng bản địa, góp phần cùng các thầy cô tạo nên dấu ấn lớn trong công tác Nghiên cứu khoa học. Trong tương lai, nhóm sẽ được các thầy cô giảng viên tạo điều kiện tham gia nghiên cứu chỉnh sửa gen, phân ly giới tính tinh bò đồng thời hy vọng sẽ tiến hành nghiên cứu nhân bản vô tính hay tế bào gốc mà Thầy và trò bộ môn Ngoại Sản đang ấp ủ.
Sinh viên SPOVA Hồ Viết Nam K60 học tập và nghiên cứu về công nghệ sản xuất và cấy phôi tại trang cùng thầy, cô
Bên cạnh đó, các thành viên nhóm SPOVA đã cùng các Thầy cô đi chuyển giao khoa học kỹ thuật tại các trại bò sữa ở hầu hết miền Bắc nước ta như Ba Vì, Vĩnh phúc, Hà Nam, Tuyên Quang, Mộc Châu….Năm 2018, 2019, dưới sự chỉ đạo của Khoa Thú y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, SPOVA kết hợp với một số sinh viên thuộc các nhóm NCKH khác tham gia tình nguyện điều tra trâu tại địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội và Tuyên Quang. Ngoài ra, SPOVA còn tham gia hỗ trợ Thầy cô trong việc tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo trong nước, quốc tế. Và may mắn được tham gia cùng thầy cô viết các bài báo và viết các quyển sách. Nhóm được tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài nên tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn trưởng thành không ngừng, đã có nhiều sinh viên đạt điểm IELTS trên 5.0. Đặc biệt là các thành viên trong nhóm trưởng thành hơn trong chuyên môn thông qua các buổi seminar hàng tuần.
Sinh viên SPOVA Nguyễn Hữu Minh K60 học tập về công nghệ liệu pháp hormone sinh sản từ chuyên gia đến từ Nhật Bản tại Vĩnh Phúc.
Sinh viên SPOVA Nguyễn Trọng Đạt K61 học tập về Bệnh chân móng cùng chuyên gia đến từ Thái Lan tại Mộc Châu
Hiện nay, bộ môn Ngoại sản đang hướng sang nghiên cứu các công nghệ sinh học sinh sản như protein tái tổ hợp, mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho các bạn sinh viên khoa Thú y mà cả sinh viên ở khoa Công nghệ sinh học, khoaChăn nuôi được biết đến và tham gia vào nhóm. Cụ thể, SPOVA đã và đang tiếp nhận nhiều sinh viên nghiên cứu khoa học đến từ các trường trong cả nước đào tạongành Chăn nuôi Thú y. Trong đó, Bộ môn Ngoại sản đã tiếp nhận một sinh viên trường đại học Nông Lâm Huế là BSTY Nguyễn Đức Danh từng tham gia học tập, nghiên cứu cùng với SPOVA và hiện đang dần trở thành chuyên gia chân móng và sinh sản tại tỉnh Lâm Đồng. Sinh viên Hồ Thị Minh Tâm từ trường Đại học Nông Lâm Huế đang thực tập tốt nghiệp tại bộ môn Ngoại Sản và bạn Trần Thị Minh Châu, cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng đã bắt tay vào nhóm sinh viên nghiên cứu về bệnh chó mèo của bộ môn.
Sinh viên Trường đại học Huế – Nguyễn Đức Danh tham gia học tập và nghiên cứu về bệnh chân móng cùng nhóm SPOVA
Phong phú hoạt động gắn kết thành viên trong nhóm…
Nhóm SPOVA rất may mắn khi được các thầy cô trong Bộ môn Ngoại Sản tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học; bao gồm một phòng học và phòng đọc sách riêng, hai phòng thí nghiệm phôi (trong đó, có một phòng tại bộ môn Ngoại Sản, một phòng tại An Dương), và một phòng thí nghiệm công nghệ sinh sản mới với các máy móc, trang thiết bị hiện đại và hóa chất cần thiết để phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành lâm sàng chủ yếu ở các trang trại tại Phù Đổng, Vĩnh Phúc, Ba Vì, Mộc Châu… và phòng khám Thú y GAIA. Ngoài ra, mỗi tuần nhóm có ít nhất một lớp học buổi tối tại phòng seminar của Viện Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và bệnh nhiệt đới.
Sinh viên SPOVA thực hành lâm sàng dưới sự hướng dẫn của thầy, cô tại trang trại
Sau những khoảng thời gian miệt mài học tập và nghiên cứu khoa học, SPOVA còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như du lịch lên rừng xuống biển, các cuộc thi nấu ăn, thể thao vừa để trải nghiệm, trau dồi các kỹ năng, kiến thức chuyên môn và tạo sự gắn kết giữa các thành viên.
Tính đến nay, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của bộ môn Ngoại sản đã trải qua nhiều thế hệ nhưng vẫn luôn liên kết và giao lưu trong khoa học, trong nghiên cứu. Tương lai, SPOVA sẵn sàng đón nhận các bạn sinh viên có cùng đam mê tham gia vào nghiên cứu và sẵn sàng phối hợp cùng với Nhóm Sinh viên NCKH của các Bộ môn hay các Khoa khác và sinh viên quốc tế, phát huy nhiệm vụ“Nghiên cứu khoa học là sức sống của Trường đại học”.
SPOVA, cái nôi của những thế hệ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học và Sinh sản
Các thành viên của nhóm SPOVA luôn tự hào làsinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Thú y, là thành viên Nhóm nghiên cứu Khoa học bộ môn Ngoại Sản. Mai sau dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, các thành viên cũng sẽ mãi nhớ về thầy cô, về bộ môn Ngoại Sản nơi đã ươm mầm và phát triển nên những thế hệ “Học hiểu quả, làm ra sản phẩm và vui vẻ hết mình”.
PHAN THỊ HẰNG
Khoa Thú y
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- sinh viên nghiên cứu li>
- SPOVA li>
- Nguồn nhân lực li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất