Chúng tôi trở lại huyện Củ Chi sau chỉ đạo của Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng tháng 2/2016 về việc tập trung gỡ khó tiêu thụ sữa cho người chăn nuôi.
Rất nhiều giải pháp đưa ra, chính quyền từ huyện đến các cấp xã cũng đã có những động thái tích cực.
Giảm đàn
Bà Nguyễn Thị Bé, Phó Chủ tịch HND xã Tân Thông Hội (Củ Chi) cho biết, sau những chỉ đạo rốt ráo của chính quyền địa phương, xã tổ chức cho những hộ dân chưa ký hợp đồng tự nguyện tham gia tổ hợp tác.
Nhiều nông dân lựa chọn giảm đàn, củng cố lại đàn để vượt qua khó khăn.
Mỗi tổ bầu ra tổ trưởng, tổ phó, chịu trách nhiệm liên lạc, thông báo cho các tổ viên mọi vấn đề liên quan đến chăn nuôi, tiêu thụ sữa bò. Tổ viên phải cam kết tham gia các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, sản phẩm đảm bảo vệ sinh, không có kháng sinh, không tạp chất, không pha nước…
Bà Trần Thị Lan ở ấp Trung, xã Tân Thông Hội, gắn bó với nghề nuôi bò sữa đến nay đã gần 16 năm. Trung bình mỗi chu kỳ (2 tuần) gia đình bà bán đều đặn 2 tấn sữa cho nhà máy. Tuy nhiên, đến thời điểm 1/1/2016 gia đình bà bị cắt sản lượng 10%, sản lượng sữa dư ra vẫn sẽ được nhà máy thu mua, nhưng chỉ với giá 7.400 đ/kg.
Việc bị nhà máy cắt giảm sản lượng thu mua đã khiến cho gia đình bà Lan bị thiệt hại đủ đường. Trước tình thế khó khăn, bà Lan phải cắt giảm đàn bò sữa từ 50 con xuống chỉ còn 40 con.
Tuy nhiên, việc bán bò sữa không hề đơn giản. Theo bà, trước đây một con bò sữa giống đang mang thai khoảng 6 – 7 tháng có giá lên đến hơn 50 triệu thì nay chỉ còn hơn 30 triệu, bò sữa bán thịt thải loại giảm từ 25 triệu xuống chỉ còn tầm 18 triệu/con. Đối với sản lượng sữa dư ra, bà Lan chạy vạy khắp nơi bỏ mối cho các cửa hàng làm sữa chua.
Tương tự, nhiều hộ chăn nuôi khác tại xã Tân Thạnh Đông cũng phải lựa chọn bán bò, củng cố đàn để vượt qua khó khăn. Theo số liệu thống kê của UBND xã Tân Thạnh Đông, toàn xã có 1.483 hộ đang nuôi 19.766 con bò sữa. Trong đó, đã có 121 hộ phải bán bò, số bò bán ra lên đến 842 con. Thậm chí một số hộ đã bán hết bò, chuyển sang làm công việc khác.
Phải siết chặt quy trình chăn nuôi
Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế huyện Củ Chi cho biết: Toàn huyện hiện có đàn bò sữa 66.704 con, sản lượng sữa thu hoạch đạt 402 tấn/ngày, giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Hiện có 3 đơn vị đứng ra thu mua sữa trên địa bàn là Cty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thu mua 174 tấn/ngày, Cty Friesland Campina Việt Nam (nhãn hiệu Cô gái Hà Lan) thu mua 151 tấn/ngày và HTX bò sữa Tân Thông Hội 30 tấn/ngày.
Để gỡ khó cho các hộ chăn nuôi bò sữa, trước mắt, huyện vận động bà con tham gia các tổ liên kết; làm việc với các đơn vị thu mua tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều nông dân lựa chọn giảm đàn, củng cố lại đàn để vượt qua khó khăn.
Về lâu dài, chủ trương của huyện Củ Chi không tăng đàn bò sữa, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung trọng điểm ở 9 xã phía bắc. Cùng với đó, tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân vay vốn ưu đãi về lãi suất theo Quyết định 13 của UBND thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng hạ tầng chuồng trại.
Đối với các hộ bị cắt hợp đồng thu mua sữa, huyện đã tiến hành thành lập 17 tổ hợp tác với số lượng 113 hộ chăn nuôi, nhằm hướng dẫn, đào tạo lại kỹ thuật về các quy trình chăn nuôi. UBND huyện đã có văn bản gửi công ty Vinamilk xem xét giải quyết thu mua sữa cho họ. Hiện Vinamilk đã thực hiện ký hợp đồng thu mua sữa lại cho 105 hộ dân.
Theo thông tin mới nhận được, từ ngày 19/9, các công ty thu mua sữa trên địa bàn sẽ thu mua toàn bộ 100% sản lượng sữa mỗi ngày của bà con nông dân với giá cạnh tranh, không còn hạn chế sản lượng như trước đây.
Ngoài ra, từ nguồn ngân sách của thành phố, UBND huyện cũng đã có chủ trương chuyển đổi chăn nuôi từ hướng bò sữa sang bò thịt.
Thanh Sa
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất