Trong khi gà công nghiệp trong nước giá chỉ 16.000-18.000 đồng/kg thì gà nhập khẩu lại 19.500-20.000 đồng/kg. Phải chăng do lượng gà nhập khẩu nhiều mà gà trong nước “mất giá”?
Gà nhập khẩu giảm lượng nhưng giá tăng
Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thịt gà các loại đạt 195 nghìn tấn, trị giá 166,6 triệu USD, tăng 51,4% về lượng và tăng 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Số thịt gà này được nhập khẩu từ các nước có kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, có chất lượng cao như Hoa Kỳ, chiếm 61,8% tổng lượng nhập khẩu; Brazil chiếm 13,1% và Hàn Quốc chiếm 12,3%.
Thịt gà nhập khẩu bán tại siêu thị
Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà; trong đó, đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).
Theo dõi số liệu thống kê trong các tháng đầu năm 2019 cho thấy, so với năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay.
Lượng thịt gà nhập khẩu giảm nhưng giá gà lại có xu hướng tăng mạnh từ tháng 6 đến nay. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm là 850 USD/tấn, tương đương 19.500-20.000 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, bảo quản kho lạnh…).
Trong khi đó, ở trong nước, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Điều đáng nói ở chỗ trong khi giá gà nhập khẩu có xu hướng tăng thì gà trong nước lại giảm giá. Tại các tỉnh phía Bắc, vào thời điểm giữa tháng 9, giá gà chuyên thịt nuôi công nghiệp, nguyên lông dao động từ 32.000-33.000 đồng/kg (quy ra giá thịt gà khoảng 37.000-39.000 đồng/kg), giảm 3% so với cùng kỳ 2018.
Giá thịt gà công nghiệp (lông trắng, lông màu) tại các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ giảm 35-40% so với cùng kỳ 2018, xuống còn 16.000-18.000 đồng/kg.
Thịt gà không thể “thế chỗ” thịt lợn
Theo các chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân là do khi dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy đã chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát. Và theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018.
Việc tăng đàn một cách tự phát đã làm gà trong nước giảm giá
Chính việc tăng đàn này đã gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn. Theo Bộ Công Thương, số liệu thống kê chứng minh rằng, vào thời điểm giá gà tại khu vực Đông Nam Bộ sụt giảm mạnh (trong tháng 8 và tháng 9) thì lượng thịt gà nhập khẩu cũng đã giảm từ trước đó mấy tháng (giảm dần từ tháng 6).
Giá thịt gà nhập khẩu trong giai đoạn tháng 8 đến đầu tháng 9/2019 luôn cao hơn giá thịt gà công nghiệp sản xuất trong nước tại khu vực Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với thịt gà vẫn không tăng dù có dịch tả lợn châu Phi vì việc chuyển đổi thói quen sử dụng từ thịt lợn sang thịt gà vẫn khá hạn chế, nhập khẩu thịt gà chủ yếu để thực hiện các hợp đồng cung ứng phục vụ các ngành chế biến thực phẩm và bếp ăn công nghiệp.
Như vậy, việc nhập khẩu thịt gà không phải là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước, gây giảm giá gà công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian qua mà chính là do việc tăng đàn một cách tự phát.
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương khuyến cáo, các hộ, các cơ sở chăn nuôi cần cân nhắc việc tăng đàn một cách tránh tự phát, ồ ạt; các địa phương chăn nuôi gà trọng điểm tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền đến các hộ, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn nhằm kiểm soát tình hình chăn nuôi, đáp ứng đúng quy hoạch, tránh dẫn đến nguồn cung quá lớn, làm giảm giá bán.
Nguyễn Hưng
Nguồn: petrotimes
- nhập khẩu thịt gà li>
- thịt gà nhập khẩu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất