[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trên một bãi cỏ chăn thả rộng lớn giữa thảo nguyên mênh mông, hàng chục “cô” bò sữa duyên dáng được chủ nhân dẫn đi thành vòng tròn. Những ngày này trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), các chủ trang trại, nông dân chăn nuôi bò sữa đang tích cực chăm sóc, huấn luyện các “cô” bò nhằm chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu bò sữa sẽ tổ chức vào ngày 14 – 15/10. Các “thí sinh” bò thi hoa hậu không chỉ có năng suất sữa cao vượt trội, mà còn có vẻ đẹp hình thể: các khoang đen, trắng rõ nét, hông nở, chân cao, lưng thẳng, bầu vú căng tròn…
Nông dân chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đang luyện bò để chuẩn bị thi hoa hậu
Lợi nhuận kinh tế gắn với giá trị văn hóa
Anh Nguyễn Thắng Lợi (tiểu khu Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu) cho biết, từ tháng 7, các hộ đã phải lựa chọn những con bò đẹp nhất, cho năng suất sữa cao nhất trong đàn để chăm sóc, huấn luyện theo chế độ riêng. Hàng ngày phải dẫn bò ra đồng cỏ để tập đi sao cho khoan thai, giúp bò làm quen với đám đông để khi đi thi đấu, bò không lồng lên vì sợ khi thấy quá nhiều người.
Anh Lợi từng có bò đoạt “Vương miện Hoa hậu” trong Hội thi những năm trước. Anh khoe: “Bò đoạt giải Hoa hâu của tôi cho năng suất sữa vượt trội, lên tới 55 kg/ngày, hơn 15 tấn/chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Hiện gia đình ông có đàn bò sữa 45 con với sản lượng trên 100 tấn sữa mỗi năm, doanh thu 1,2 tỷ đồng, lợi nhuận 400 triệu đồng/năm”.
Anh Nguyễn Thắng Lợi và “thí sinh” bò.
Theo ông Phạm Hải Nam – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk), năm nay là lần thứ 16, Công ty tổ chức cuộc thi “Hoa hậu bò sữa”. Mỗi cuộc thi đều tìm ra được những cá thể bò vượt trội với năng suất sữa cao gấp rưỡi, gấp đôi thông thường, lên đến 50kg -70 kg sữa/ngày. Sau cuộc thi, những con bò tốt, đạt danh hiệu sẽ được người dân đặt mua giống, lựa chọn vào đàn bò giống cao sản của Công ty.
“Không chỉ có ý nghĩa trong phát triển chăn nuôi bò sữa, đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân, mà hoạt động này đã trở thành một thương hiệu, một sự kiện văn hóa đặc biệt trên cao nguyên Mộc Châu. Những năm gần đây, cứ đến ngày diễn ra cuộc thi “Hoa hậu bò sữa”, hàng chục nghìn du khách đến với sự kiện này. Các tour du lịch cũng nhân dịp này quảng bá, tổ chức nhiều đoàn tham quan trang trại bò sữa và chiêm ngưỡng thi hoa hậu bò”, ông Nam nói.
Nhờ nghề nuôi bò sữa, thị trấn Nông trường Mộc Châu hiện có hàng trăm hộ nông dân tỷ phú. Nông dân Lâm Thanh Trân cho biết, ông có khoảng 150 con bò sữa, mỗi ngày cho sản lượng sữa trên một tấn, thu lãi khoảng 2 tỷ đồng từ tiền bán sữa mỗi năm sau khi trừ hết chi phí. Không chỉ thu tiền tỷ từ bán sữa, hàng chục chủ trang trại chăn nuôi bò sữa đã đầu tư hệ thống xử lý phân, vừa giúp đảm bảo khâu vệ sinh môi trường, vừa tạo ra khoản thu rất lớn.
Đi xem khu xử lý phân bò của anh Dương Văn Nội, chủ một trang trại bò sữa 80 con, được chứng kiến dây chuyền xử lý phân bò tự động, chỉ cần lấy tay ấn nút là phân được xử lý, cực sạch sẽ lại gọn gàng. Anh Nội cho hay, trước kia việc dọn phân bò, ủ phân rất vất vả. Từ năm 2017, anh đầu tư gần 600 triệu đồng để làm dây chuyền xử lý phân bò tự động thành sản phẩm phân ép khô, đóng bao đem bán ra ngoài thị trường với giá 2.500 đồng/kg. Riêng tiền bán phân bò đem về cho anh 400 triệu đồng mỗi năm.
Khác biệt về chất lượng
Năm 2019, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã chi 1.200 tỷ đồng để mua hơn 90 triệu cổ phiếu Mộc Châu milk từ Công ty cổ phần GTNfoods. Số lượng cổ phiếu này vẫn chưa đạt được mục tiêu mua 116,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 49% cổ phần Mộc Châu milk mà Vinamilk đã đặt ra. Nhiều người đặt câu hỏi: Mộc Châu milk có gì đặc biệt mà Vinamilk – doanh nghiệp “bá chủ” trong ngành sữa Việt Nam và “máu mặt” trong ngành sữa thế giới phải quyết “thâu tóm” bằng được như vậy?
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ở Việt Nam chỉ có 3 nơi lý tưởng nhất cho chăn nuôi bò sữa: Mộc Châu (Sơn La); Ba Vì (Hà Tây, nay là Hà Nội) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Trong đó, Mộc Châu là nơi đầu tiên đặt nền móng cho ngành chăn nuôi bò sữa. Năm 1958, Chính phủ ký quyết định thành lập Nông trường Mộc Châu. Đến năm 1973, Chủ tịch Cu Ba Phi-đen Ca-xtơ-rô đã tới Việt Nam, sau đó đã gửi tặng Nông trường Mộc Châu 884 con bò sữa giống cao sản. Từ nguồn bò giống này, Nông trường Mộc Châu đã nhân đàn cung cấp con giống phát triển nghề nuôi bò sữa ra nhiều nơi khác trên cả nước: Ba Vì, Phù Đổng, Lâm Đồng, TP HCM…
Ngày nay, cho dù chăn nuôi bò sữa đã phát triển ở nhiều địa phương, nhưng không có nơi nào cho sản phẩm sữa hoàn hảo như ở Mộc Châu. Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và thơ mộng nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển. Nơi đây khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ đã giúp cho bò sinh trưởng tốt nhất, ít dịch bệnh, năng suất sữa cao, sản phẩm đạt độ sạch tinh khiết gần như tuyệt đối. Đặc biệt, thổ nhưỡng ở Mộc Châu đất rất màu mỡ, cỏ trồng trên thảo nguyên luôn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, qua đó nuôi bò luôn cho dòng sữa có giá trị dinh dưỡng tối ưu, hàm lượng đạm vượt trội.
Ngoài sự ưu ái của mẹ thiên nhiên, đàn bò nơi đây còn nhận được sự quan tâm chăm sóc đặc biệt từ những người nông dân hiền hậu. Nhờ đó, mỗi ngày của đàn bò đều trôi qua bình yên, hạnh phúc như đang sống trên thiên đường – biến nơi đây thành “Thiên đường Bò sữa trên đất Việt”. Sản phẩm sữa Mộc Châu khác biệt so với những sản phẩm sữa sản xuất từ địa phương khác, “hữu xạ tự nhiên hương” khiến người tiêu dùng ưa thích. Đó chính là lý do vì sao, Vinamik với nhiều sản phẩm sữa đã chinh phục thị trường trong và ngoài nước, vẫn mong muốn sở hữu sản phẩm sữa Mộc Châu.
Mô hình đúng đắn và bền vững
Ông Trần Công Chiến – Tổng Giám đốc Công ty Mộc Châu Milk cho biết, mô hình hoạt động của Công ty là liên kết chặt chẽ doanh nghiệp – nông dân theo chuỗi sản xuất khép kín, từ chăn nuôi, sản xuất sữa tươi; đến nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ các sản phẩm sữa. Toàn công ty hiện nay có 25.496 con bò sữa được nuôi tại 548 nông hộ. Bình quân mỗi trang trại, hộ nông dân nuôi 42 con, hộ nuôi nhiều nhất trên 200 con bò sữa. Toàn bộ diện tích đất công ty được giao trước đây (hiện nay là thuê đất) được giao khoán cho các hộ để trồng cỏ phục vụ nuôi sữa. Tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu đều ký kết hợp đồng với Công ty Mộc Châu milk, ràng buộc về pháp lý, đất đai và kỹ thuật. Nếu các bộ vi phạm sẽ phải chịu xử lý ở mức cao nhất là thanh lý hợp đồng, công ty sẽ thu lại đất giao cho hộ khác.
Trong đó công ty cam kết thu mua hết sữa các hộ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hợp đồng mua bán sữa nêu rõ các chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng, các khung giá theo tiêu chuẩn. Công ty Liên kết với các xã bản của huyện Mộc Châu và một số huyện lân cận trong việc hợp đồng cung cấp ngô cây làm thức ăn ủ chua cho đàn bò. Hàng năm mua 160.000 – 180.000 tấn ngô cây, 15.000 tấn ngô hạt, với tổng giá trị trên 300 tỷ đồng/năm và tạo công ăn việc làm cho 3.000 – 4.000 lao động.
Thu gom sữa tươi tại một trang trại chăn nuôi bò
Công ty định liên kết với các Trường đại học, các đối tác để đào tạo nâng cao, bổ sung các kiến thức mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa. Công ty xây dựng hệ thống quản lý đàn bò từ các hộ đến công ty, đảm bảo toàn bộ đàn bò được theo dõi đầy đủ, chặt chẽ về nguồn gốc, lý lịch và khả năng sản xuất. Đồng thời, tổ chức hệ thống thú y cơ sở, với mỗi thú y quản lý 1000 – 1200 bò bê, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Nhờ liên kết và quản lý chặt chẽ, nông dân nuôi bò sữa đạt thu nhập cao, nên đàn bò sữa của Mộc Châu Milk tăng nhanh, gấp 3 lần trong 9 năm qua. Doanh thu năm 2018 của Công ty đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đến làm việc tại Mộc Châu Milk đã khẳng định, mô hình phát triển của Công ty với chuỗi liên kết sản xuất từ chăn nuôi hộ, kết hợp với các trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với nhà máy chế biến và công tác thị trường là hoàn toàn đúng đắn và bền vững. “Trong điều kiện Việt Nam không phải là đất nước có điều kiện tối ưu về nuôi bò, qua câu chuyện của Công ty sữa Mộc Châu – doanh nghiệp đi tiên phong trong chăn nuôi bò sữa, Việt Nam đã chứng minh rằng chúng ta không chỉ làm tốt ngành sữa mà tới đây, sẽ là một trong những cường quốc trong khu vực về sữa”, ông Cường nói.
Bài & ảnh: Chu Khôi
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần đánh giá mô hình phát triển của Mộc Châu Milk trên nhiều khía cạnh: đột phá trong ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hệ quy trình chăn nuôi bò sữa, từ đó đạt được kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội… Mộc Châu là vùng đất có thời tiết đẹp nhất Việt Nam, phù hợp nhất để chăn nuôi bò sữa, đất đai phì nhiều màu mỡ, lại có bề dày kinh nghiệm, do đó phải tiếp tục phát triển năng suất bò sữa. “Nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, đến Sơn La là nhắc đến sản vật sữa tươi quý giá mang tầm khu vực, quốc tế. Tỉnh Sơn La phải quan tâm thực sự để Mộc Châu trở thành “suối vàng trắng”, đưa Mộc Châu sẽ trở thành trung tâm bò – sữa lớn nhất của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
- nuôi bò Mộc Châu li>
- Mộc Châu Milk li>
- sữa Mộc Châu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất