[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nông dân Mỹ là những người phải lãnh thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc thương chiến Mỹ – Trung. Các chính sách của tổng thống Trump khiến Trung Quốc dừng nhập nông sản Mỹ hoặc áp thuế rất cao. Tuy vậy, những nhà nông Mỹ vẫn ủng hộ ông Trump, theo một báo cáo của Đại học Iowa State University.
Nông dân Mỹ đã phải gánh chịu sự trả đũa của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump đưa ra từ năm 2018. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như đậu nành, lúa, bông vải và gia súc, và những sản phẩm này đã trở thành mục tiêu nhận trả đũa.
Nông dân Mỹ vẫn ủng hộ Tổng thống Trump
Trung Quốc cũng hy vọng việc tạo ra những thiệt hại về kinh tế cho nông dân Mỹ – những người đã bỏ phiếu áp đảo cho Trump vào năm 2016 – sẽ tạo nên áp lực để nước Mỹ sớm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Tuy vậy, mặc dù những người nông dân đã mất hàng tỷ đô la xuất khẩu, chiến lược của Trung Quốc đã không tạo ra hiệu ứng như mong muốn.
Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Iowa State University, gồm Shuyang Qu, Wendong Zhang, Minghao Li, Lulu Rodriguez, Guang Han, Erin Cork và James Gbeda đã thực hiện một cuộc khảo sát về nông dân trồng ngô và đậu tương. Cuộc khảo sát cho thấy, ba lý do nông dân ủng hộ các chính sách thương mại của Trump, dù rằng chính họ đang là nạn nhân của cuộc chiến khi chi phí leo thang, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.
Hơn 80% trong số 693 nông dân Iowa, Illinois và Minnesota, trái tim của ngành nông nghiệp Mỹ, được khảo sát từ tháng 2 đến tháng 6 cho biết sự gián đoạn thương mại có ảnh hưởng xấu đến thu nhập trang trại ròng của họ trong năm 2018. Gần một phần ba báo cáo rằng thu nhập của họ giảm hơn 20%.
Nhưng Chính phủ của Tổng thống Trump đã cố gắng giảm bớt thiệt hại. Chính quyền đã hỗ trợ cho nông dân trồng đậu tương, lúa miến và các ngũ cốc khác khoản tiền 12 tỷ USD trong năm 2018, mà đại đa số những người tham gia khảo sát của cho rằng rất hữu ích. Cuộc khảo sát được thực hiện trước khi khoản hỗ trợ lần hai, trị giá16 tỷ đô la được chuyển đến nông dân trong năm nay, cả hai để bù đắp tổn thất thương mại cũng như ảnh hưởng của thời tiết trong năm nay khi trời mưa quá nhiều.
Lợi ích lâu dài
Cuộc khảo sát cho thấy nông dân chủ yếu xem sự gián đoạn thương mại là vấn đề ngắn hạn cần vượt qua để đạt được lợi ích lâu dài.
Chỉ khoảng 14% số người được khảo sát cho rằng công việc trang trại sẽ khởi sắc trong 1 năm tới, hơn một nửa cho biết họ mong đợi một điều gì đó tốt đẹp cuối cùng sẽ diễn ra khi cuộc chiến thương mại đi đến hồi kết. Và khoảng 44% cho biết họ tin rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ mạnh hơn trong ba năm. Quyết định của Trung Quốc năm 2017 cho phép nhập khẩu thịt bò Mỹ và ủy thác ethanol quốc gia năm 2020 cũng mang lại cho nông dân hy vọng về các cơ hội xuất khẩu mới.
Nói cách khác, hầu hết nông dân đã sẵn sàng hy sinh thu nhập trong một thời gian ngắn, với niềm tin họ sẽ được bù đắp sau khi mọi việc kết thúc. Vì nông nghiệp là một ngành có tính chu kỳ cao, nên quan điểm lạc quan này là dễ hiểu.
Trên thực tế, xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sang Trung Quốc năm nay đã tăng trở lại một chút so với một năm trước, nhờ các khoản miễn thuế gần đây của Trung Quốc đối với các sản phẩm đậu nành và thịt heo của Hoa Kỳ.
Thất vọng với Trung Quốc
Cuối cùng, cuộc khảo sát cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng với những động thái thương mại vô cùng thất thường đến từ Trung Quốc.
Ví dụ, Trung Quốc đóng cửa thịt bò Mỹ trong 14 năm vì dịch bò điên vào năm 2003, giữ lệnh cấm hơn một thập kỷ sau khi các quốc gia khác như Nhật Bản và Hàn Quốc dỡ bỏ chúng.
Trung Quốc mua các sản phẩm như ngũ cốc đã chưng cất hoặc ngô, xong sau đó lại từ chối những sản phẩm này. Đây có thể là những điều chỉnh của Trung Quốc đối với chính sách hỗ trợ ngô của họ, nhưng, từ quan điểm của nông dân Hoa Kỳ, nhu cầu của Trung Quốc đối với một số mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ đã không nhất quán.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung khiến nông dân Mỹ thiệt hại
“Người Trung Quốc không chơi theo luật” – một người nông dân ở Illinois nói. “Họ hủy đơn đặt hàng lô hàng không có lợi cho họ. Họ tiếp tục đánh cắp bằng sáng chế của chúng tôi. Chỉ có Tổng thống Trump đã cố gắng ngăn chặn các hoạt động thương mại không công bằng này.”
Hoặc như một nông dân từ Minnesota giải thích: Trung Quốc đã áp đặt thuế quan và từ chối mua đậu nành trong nỗ lực làm tổn thương nền nông nghiệp của nước Mỹ và khiến người nông dân phải chống lại tổng thống dân cử khi mà họ không hề muốn. Họ đã đánh cắp công nghệ và công việc quá lâu và trả lại cho nước Mỹ hàng kém chất lượng. Trước đó, họ đã thao túng thị trường bằng cách mua và sau đó hủy hoặc từ chối vận chuyển ngũ cốc.
Khả năng cứu trợ
Cuộc khảo sát cho thấy hầu hết nông dân nhận ra rằng họ sẽ tiếp tục là nạn nhân lớn nhất của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, và có thể sẽ mất thị trường, một số thị trường sẽ mất vĩnh viễn, khi Trung Quốc mở cửa nhiều hơn cho những nhà cung cấp khác ngoài Mỹ.
Là một nông dân ở Illinois, những người ít ủng hộ thuế quan, họ đã nhận ra rằng, “chúng tôi không phải là lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc có”. Xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Brazil về đậu nành và từ Châu Âu và Úc về thịt.
Tuy nhiên, 56% vẫn cho biết họ ủng hộ áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc, trong khi chỉ 30% phản đối.
Tin tức mới nhất về việc Trung Quốc và Hoa Kỳ đã sẵn sàng ký hợp đồng với giai đoạn 1 của một thỏa thuận thương mại toàn diện có thể – liên quan đến việc Trung Quốc cam kết mua các sản phẩm nông nghiệp trị giá 40 tỷ đến 50 tỷ đô la Mỹ – mang đến khả năng cứu trợ cho nông dân. Và vì vậy, bước vào năm bầu cử 2020, khi tổng thống Donald Trump sẽ phải chạy đua để giữ vị trí của mình thêm 4 năm nữa, những người nông dân vẫn ủng hộ ông và các chính sách thương mại mạnh mẽ của ông.
Ý Cẩm
dịch từ www.agriculture.com
- hợp tác mỹ trung li>
- nông dân Mỹ li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất