[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trung Quốc đang mở cửa trở lại thị trường nhập khẩu đối với các sản phẩm gia cầm và gia cầm của Mỹ sau thời gian gián đoạn kéo dài 4 năm.
Thị trường mở cửa
Robert Lighthizer, đại diện thương mại Hoa Kỳ, trong một thông cáo chính thức, đã lên tiếng hoan nghênh Trung Quốc khi họ sửa đổi chính sách, cho phép sản phẩm từ gia cầm tại Hoa Kỳ bắt đầu trở lại.
“Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với người chăn nuôi gia cầm Mỹ, và chúng tôi ước tính họ sẽ có thể xuất khẩu các sản phẩm gia cầm và gia cầm trị giá hơn 1 tỷ đô la mỗi năm sang Trung Quốc”, ông nói.
“Việc Trung Quốc mở cửa thị trường gia cầm cho nước Mỹ sẽ tạo ra cơ hội xuất khẩu mới cho người chăn nuôi gia cầm của chúng tôi và hỗ trợ hàng ngàn công nhân làm việc trong ngành này tại Hoa Kỳ.”
Trung Quốc đã cấm các sản phẩm gia cầm từ Mỹ vào tháng 1 năm 2015 sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở Mỹ, theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Mỹ được cho là đã hoàn toàn không còn dịch cúm gia cầm từ tháng 8 năm 2017.
Mỹ là nước xuất khẩu gia cầm lớn thứ hai thế giới với mức xuất khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm liên quan toàn cầu đạt 4,3 tỷ đô la vào năm ngoái. Trước khi tạm dừng xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ đã bán được hơn 500 triệu đô la sản phẩm sang nước này.
Sonny Perdue, thư ký nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, các nhà sản xuất và xuất khẩu gia cầm của Hoa Kỳ hoan nghênh việc mở lại thị trường Trung Quốc cho các sản phẩm của họ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để mở rộng tiếp cận thị trường tại các thị trường quan trọng như Trung Quốc cũng như các quốc gia khác, để hỗ trợ các nhà sản xuất và công việc của chúng tôi.”
Việc mở cửa lại thị trường cũng nhận được nhiều sự hoan nghênh từ các nhóm thương mại Hoa Kỳ như Hội đồng Gà Quốc gia, Liên đoàn Gà Tây Quốc gia và Hội đồng Xuất khẩu Gia cầm & Trứng Hoa Kỳ. “Việc chấm dứt lệnh cấm đối với các sản phẩm gia cầm là ưu tiên hàng đầu của ngành chăn nuôi gia cầm Hoa Kỳ trong vài năm”, đại diện các tổ chức trên cho biết.
Sau sự sụt giảm sản lượng thịt heo từ sự bùng phát của Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã tạo nên cơ hội xuất khẩu có thể lên tới 1 tỷ USD sản phẩm gà, 100 triệu USDcác sản phẩm gà tây và thị trường 60 triệu USD cho những dịch vụ khác của ngành chăn nuôi gia cầm.
Thúc đẩy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ
Hiệp hội Công nghiệp thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (AFIA) đã nhắc lại rằng cũng như các tổ chức gia cầm, họ vô cùng hài lòng vì quyết định này. Dự đoán rằng việc mở lại thị trường xuất khẩu sẽ làm tăng việc sử dụng thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của ngành công nghiệp gia cầm Hoa Kỳ.
“Sự thay đổi cũng là một bước để phát triển thị trường Trung Quốc cho thực phẩm thú cưng của Mỹ”, Constance Cullman, chủ tịch và CEO của AFIA cho biết thêm.
“Lệnh cấm nhập khẩu thức ăn thú cưng của Mỹ vào Trung Quốc lần đầu tiên được áp dụng vào năm 2015 khi thức ăn cho thú cưng vướng vào các nguyên liệu liên quan đến mảng thú nhai lại”, cô nói.
“Điều này khiến việc lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn cho thú cưng xuất khẩu sang Trung Quốc bị hạn chế trong việc lựa chọn nguồn protein động vật”.
Hiệp hội AFIA được cho là rất “háo hức” vì những tiến bộ trong việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong một thị trường thương mại không biên giới tại Trung Quốc.
Ý Cẩm
dịch từ https://www.feednavigator.com
- thịt gà nhập khẩu li>
- Thịt gà Mỹ li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất