[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hà Nội hiện có đàn gia cầm lớn nhất cả nước với gần 34 triệu con tăng 17.2% so kỳ (trong đó đàn gà 26,6 triệu con tăng 17,1% (gà sinh sản gần 7 triệu con), đàn vịt, ngan trên 7 triệu con (tăng 9,2%) (vịt, ngan sinh sản gần 4 triệu con). Có 290 Công ty, xí nghiệp, Hợp tác xã, Trung tâm, Doanh nghiệp có chăn nuôi gia cầm với tổng đàn nuôi khoảng trên 3 triệu con (tỷ lệ khoảng 10% tổng đàn toàn Thành phố); đàn chim cút nuôi có 504 hộ chăn nuôi tổng đàn khoảng 4,4 triệu.
Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, sau Tết Nguyên Đán mấy tuần qua có mưa phùn, ẩm thấp, ẩm độ cao cộng với môi trường ô nhiễm nặng từ ngày 03/02 đến ngày 10/2/2020, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 04 ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) chủng Cúm A/H5N6, tổng số gia cầm tiêu hủy 6.807 con.
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y và các ngành tại ổ dịch Chương Mỹ
Ngay sau khi xảy ra các ổ dịch tại huyện Chương Mỹ, các giải pháp phòng chống dịch bệnh đã được các cấp, các ngành chỉ đạo đồng bộ trên địa bàn toàn thành phố:
Tại xã Phú Nghĩa: Ổ dịch xả ra tại thôn Phú Vinh, có khoảng 72 ngàn con với 27 hộ chăn nuôi, toàn xã Phú Nghĩa gần 300 ngàn con. Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của huyện tập trung thực hiện tốt việc tiêu hủy (tại chỗ) theo quy định. Tổ chức tiêm phòng bao vây toàn đàn gia cầm kể cả gia cầm thương phẩm (kết quả tiêm phòng 80 ngàn con), lập chốt kiểm dịch tại xã để ngăn chặn việc xuất nhập và hạn chế việc vận chuyển lưu thông vận chuyển gia cầm. Tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển ra vào vùng dịch. Tiến hành tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn xã để ngăn chặn mầm bệnh Thực hiện ký cam kết, yêu cầu các chăn nuôi chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định; thực hiện tốt việc khai báo với Ban chăn nuôi thú y hoặc UBND xã khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm bệnh, vứt xác gia cầm bừa bãi ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ thực hiện việc rà soát, thống kê, nắm bắt chặt chẽ diễn biến dịch bệnh đàn gia cầm trên địa bàn để phát hiện, báo cáo kịp thời để khống chế, bao vây dập dịch hạn chế tối đã lây lan diện rộng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi cách nhận biết bệnh cúm gia cầm, các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia cầm; hướng dẫn các hộ chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Triển khai tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm sớm hơn kế hoạch bắt đầu từ ngày 15/2/2020 để chủ động tạo miễn dịch cho toàn đàn gia cầm trên địa bàn huyện. Triển khai tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường toàn huyện từ ngày 10 đến ngày 20/02/2020. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các điểm, cơ sở giết mổ gia cầm, các chợ có kinh doanh gia cầm trên địa bàn.
Trên địa bàn Thành phố, xác định nguy cơ lây nhiễm bệnh Cúm gia cầm trên diện rộng là rất cao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị đầy dủ vật tư hóa chất, bảo hộ lao động để kịp thời ứng phó khi có các ổ dịch phát sinh. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức các biện pháp kỹ thuật để người dân chăn nuôi chủ động áp dụng các giải pháp chăn nuôi an toàn dịch học. Đặc biệt thực hiện tốt việc tiêm phòng vác xin và tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn Thành phố để chủ động tạo miễm dịch cho đàn gia cầm và ngăn chặn mầm bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra tại các Chốt điểm dịch, nhất là Chốt Kiểm dịch Hà Vĩ, nơi có lưu lượng gia cầm rất lớn từ các tỉnh, thành chuyển về (khoảng 25 – 30 con/ngày), xử lý nghiêm các vi phạm, không chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ngay tại cơ sở để kịp thời phát hiện gia cầm có biểu hiện không bình thường, lấy mẫu, gửi mẫu nhanh nhất để xử lý ổ dịch. Trực tiếp tham gia vào việc tiêm phòng vác xin cúm gia cầm đạt tỷ lệ cao, đảm bảo quy trình kỹ thuật để nâng cao hiệu quả miễn dịch. Cùng với các ngành của địa phương như an ninh, hội nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, và người chăn nuôi thực hiện tốt việc tổng tẩy uế môi trường nhất là ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, khu vực đã xảy ra dịch bệnh trước đây, nơi chăn nuôi tập trung, mật độ cao, hệ thống cống rãnh, bãi rác thải. Tăng cường quản lý các cơ sở chăn nuôi tập trung, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi thực hiện tốt việc quản lý, nhập xuất, tái đàn gia cầm.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp khống chế, ngăn chặn bệnh Cúm gia cầm, Hà Nội cũng đang tập trung thực hiện các giải pháp đối với đàn gia súc, gia cầm nói chung để tránh “dịch chồng dịch”. Một số bệnh thời điểm hiện tại rất rễ bùng phát (như bệnh Dại, Tai xanh, Lở mồm long móng gia súc, Dịch tả lợn Châu phi, Tụ huyết trùng, Newcastle …). Gải pháp tổng quan là chủ động tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, giám sát và xử lý kịp thời ngay các ổ dịch phát sinh, tổng tẩy uế môi trường, tăng cường truyền thông để người chăn nuôi, người tiêu dùng chủ động vào cuộc thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học.
Với các giải pháp trên đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo đồng bộ, sự đồng thuận, vào cuộc quyết liệt của người chăn nuôi, người tiêu dùng, chắc chắn dịch Cúm gia cầm và các loại dịch bệnh khác trên địa bàn Thành phố sẽ được khống chế, ngăn chặn hiệu quả.
TS Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng
– Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
- bệnh cúm gia cầm li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất