Những năm gần đây, lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng. Bên cạnh góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương, nhất là vùng nông thôn, thì vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi cũng trở nên bức xúc hơn, và hiện đang là vấn đề tỉnh quan tâm.
Hệ thống bể biogas của gia đình bà Nguyễn Thị Đại (thôn Bằng Săm, xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ) phát huy hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi.
Chuyện ở xã Lê Lợi
So với các xã khác trên địa bàn huyện Hoành Bồ, Lê Lợi có nhiều hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cả xã có 1.200 hộ dân thì khoảng 40 hộ chăn nuôi lợn từ 10 con trở lên/hộ, hơn 40 hộ nuôi gia cầm tập trung và hàng trăm hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Cán bộ thú y xã Bùi Thị Hợp cho biết: “Mật độ dân số đông nên các hộ dân nơi đây đã chú trọng hơn đến xử lý chất thải trong chăn nuôi. Toàn xã hiện có hơn 20 hộ xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Trong số này có khoảng 10 hộ xây dựng theo chương trình Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Quảng Ninh, còn lại tự xây”.
Để minh chứng, chị dẫn tôi đến thăm hộ bà Nguyễn Thị Đại ở thôn Bằng Săm. Gia đình bà nuôi đàn lợn khoảng 50 con. Bà Đại cho biết: “Gia đình tôi xây hệ thống biogas cuối năm ngoái. Từ ngày có hệ thống này, nhà đỡ mùi hôi hẳn”. Tuy nhiên thực tế cho thấy, nước thải trong chăn nuôi của gia đình bà vẫn thải ra một bể nhỏ ngoài vườn. Bể này luôn trong tình trạng đầy ứ, nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, chảy theo ống dẫn từ bể xuống một hồ nhỏ nối liền với hồ An Biên – nơi cung cấp nước tưới tiêu cho toàn xã. Với các hộ chăn nuôi chưa có bể biogas hoặc những hộ chăn nuôi nhỏ, chất thải trong chăn nuôi dùng để ủ phân bón. Tuy nhiên vẫn có những hộ chưa có điều kiện xây bể xi măng chứa chất thải, mà chỉ đào hố đất sau chuồng chăn nuôi. Chất thải lỏng ngấm sâu vào lòng đất, trong khi khoảng 90% dân số trong xã hiện vẫn sử dụng nước từ giếng đào để sinh hoạt.
Cần tháo gỡ cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm nhiều đến vấn đề xử lý môi trường trong chăn nuôi. Cụ thể, từ năm 2008-2014, tỉnh thực hiện Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Quảng Ninh (do Bộ NN&PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan thực hiện). Dự án này, ngân sách Trung ương hỗ trợ 5,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ gần 13 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng 83 tỷ đồng. Nhờ đó, giai đoạn 2008-2014, toàn tỉnh đã thực hiện được gần 3.712 công trình biogas. Năm 2015-2017, tỉnh bỏ kinh phí tiếp tục triển khai Dự án với chỉ tiêu hoàn thành 2.359 công trình khí sinh học và từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã có 804 công trình hoàn thành. Ngoài các công trình biogas từ Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi do Trung ương và tỉnh thực hiện, ở các địa phương còn nhiều công trình biogas do người dân tự đầu tư xây dựng. Tất cả các công trình này khi đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi của người dân gây ra, hạn chế dịch bệnh cho người và vật nuôi; tạo sản phẩm phân bón sạch và cung cấp nguồn năng lượng cho nhiều gia đình.
Mặc dù vậy, việc xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh mới chỉ giải quyết được một phần nhỏ. Theo Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh có gần 200 gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng duy trì khoảng 46.800 con trâu, 22.790 con bò, hơn 395.000 con lợn và hơn 2.761.000 con gia cầm. Ước tính chăn nuôi xả thải trên địa bàn tỉnh khoảng 650 tấn chất thải rắn/ngày đêm, chưa kể lượng nước tiểu gia súc. Như vậy với số công trình biogas hiện có thì chỉ hơn 30% số chất thải rắn trong chăn nuôi được xử lý qua hệ thống Biogas, số còn lại một phần người dân ủ phân bón cho đồng ruộng, nhưng vẫn còn lượng không nhỏ xả thẳng ra môi trường. Theo Dự án khí sinh học của tỉnh thì đến hết năm 2017 tỉnh hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng khoảng 1.560 công trình biogas nữa. Tuy nhiên, với số lượng này, chắc chắn cũng chỉ giúp xử lý thêm một phần chất thải trong chăn nuôi, trong khi số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn ngày càng gia tăng và số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư cũng không hề giảm.
Để giải bài toán xử lý chất thải trong chăn nuôi, ngoài đầu tư xây dựng hệ thống biogas theo chương trình, các địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường; đồng thời hướng dẫn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xử lý chất thải bằng phương pháp khác, như: Xử lý bằng men sinh học; xử lý bằng đệm lót sinh học… Các phương pháp này phù hợp với quy mô chăn nuôi nhỏ, giá cả đầu tư hợp lý, không vượt quá khả năng của người dân. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh quy hoạch chăn nuôi trên địa bàn một cách phù hợp, yêu cầu các địa phương quản lý cơ sở chăn nuôi chặt chẽ. Khi xây dựng trang trại chăn nuôi cần phải đủ xa khu vực nội thành, nội thị, khu đông dân cư và phải được đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng trang trại… Có như vậy mới tạo được sự hài hoà giữa phát triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn.
Thu Nguyệt
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất