Giá TĂCN & NL thế giới tháng 5/2020 giảm so với tháng trước đó và cùng tháng năm ngoái. Cùng với xu hướng đó, giá TĂCN & NL trong nước giảm so với tháng trước do nhu cầu giảm, giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh khiến chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển giảm.
Giá TĂCN & NL thế giới tháng 5/2020 giảm tháng thứ 4 liên tiếp so với tháng trước đó và cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân chính do thời tiết thuận lợi hỗ trợ năng suất cây trồng ngô và đậu tương tại Mỹ và dự kiến sản lượng ngô của Mỹ – nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới – niên vụ 2020/21 sẽ đạt mức cao kỷ lục 406,29 triệu tấn, tăng 17% so với ước tính niên vụ trước. Đồng thời, dịch tả lợn Châu Phi đã khiến hơn 1/2 số lượng đàn lợn của Trung Quốc – nước tiêu thụ TĂCN & NL hàng đầu thế giới – bị tiêu hủy, ngành chăn nuôi của nước này trở nên trì trệ dẫn đến nhu cầu TĂCN & NL suy giảm gây áp lực giảm giá.
Đại dịch Covid-19 lây lan mạnh toàn cầu khiến nhà máy chế biến TĂCN tại Trung Quốc cũng như các nước khác trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và nhu cầu suy giảm do hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, dịch bệnh khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Ngô:
Trong tháng 5/2020, giá ngô tại Chicago ở mức 143,5 USD/tấn, giảm 2,32% so với tháng 4/2020 và giảm 16,12% so với tháng 5/2019. Nguyên nhân chính là do giá dầu thô giảm mạnh khiến nhu cầu ethanol sản xuất từ ngô giảm, cùng với đó là dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2020/21 tăng mạnh so với ước tính niên vụ trước đó.
Dự kiến diện tích trồng và sản lượng ngô Trung Quốc cả hai đều tăng trong năm 2020, với sản lượng dự báo sẽ đạt hơn 260 triệu tấn.
Lúa mì:
Giá lúa mì biến động trái chiều, tăng tại thị trường EU song giảm tại Chicago và Nga do nhu cầu giảm bởi đại dịch Covid-19 lây lan mạnh. Trên sàn Chicago, giá lúa mì trong tháng 5/2020 giảm 1,35% so với tháng 4/2020, song tăng 9,18% so với tháng 5/2019 lên 218,7 USD/tấn. Trái lại, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Euronext (Pháp) tăng 0,5 euro (tăng 0,2%) lên 187,25 euro (204,7 USD)/tấn, do thời tiết khô và nóng ở khắp khu vực châu Âu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì. Công ty tư vấn Strategie Grains có trụ sở tại Pháp cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì mềm EU không bao gồm Anh niên vụ 2019/20 xuống còn 132,9 triệu tấn so với 135 triệu tấn dự báo tháng trước đó, do thời tiết khắc nghiệt. Công ty này cũng dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của EU năm 2020 sẽ đạt 34,3 triệu tấn, tăng so với 32,4 triệu tấn dự báo hồi tháng 4/2020.
Tại Nga, giá lúa mì Biển Đen xuất khẩu loại 12,5% protein kỳ hạn tháng 7/2020 trong tuần tính đến ngày 15/5/2020 đạt 195-197 USD/tấn FOB so với 198-200 USD/tấn cách đây 1 tuần. Kể từ đầu niên vụ 2019/20 đến tuần kết thúc ngày 15/5/2020, Nga đã xuất khẩu 35,3 triệu tấn ngũ cốc, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó bao gồm 30,2 triệu tấn lúa mì.
Đậu tương:
Cùng với xu hướng giá ngô và lúa mì, giá đậu tương trên sàn Chicago trong tháng 5/2020 giảm 1,1% so với tháng 4/2020 song tăng 5,93% so với cùng tháng năm 2019 lên 357,3 USD/tấn. Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 đóng cửa phiên 15/5/2020 giảm xuống 8,35 USD/bushel – thấp nhất 1 tháng. Nguyên nhân chính do lo ngại đại dịch virus corona, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu kéo nhu cầu giảm mạnh. Cùng với đó là, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc đã khiến nước này tiêu hủy số lượng lớn đàn lợn và khả năng tái đàn trở lại còn chậm chạp, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu thức ăn chăn nuôi, gây áp lực đối với giá đậu tương.
Ngoài ra, căng thẳng Mỹ – Trung Quốc gia tăng cũng khiến nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới giảm mua hạt có dầu của Mỹ.Xuất khẩu đậu tương Brazil trong tháng 4/2020 đạt 16,3 triệu tấn – mức cao kỷ lục 1 tháng và tăng so với 9,4 triệu tấn tháng 4/2019. Kỷ lục trước đó là 12,35 triệu tấn được thiết lập vào tháng 5/2018. Brazil – nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – đã xuất khẩu 11,64 triệu tấn đậu tương trong tháng 3/2020.
Trung Quốc – nước mua đậu tương hàng đầu thế giới – nhập khẩu 6,714 triệu tấn đậu tương trong tháng 4/2020, giảm 7,64 triệu tấn tương đương 12% so với tháng 4/2019, song tăng 4,28 triệu tấn so với tháng 3/2020, do thời tiết xấu khiến các lô hàng từ nước cung cấp hàng đầu – Brazil – bị chậm lại và Covid-19 bùng phát làm giảm nhu cầu đậu tương.
Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc đạt 24,51 triệu tấn.
Do vậy, tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các cảng phía nam Trung Quốc trong nửa cuối tháng 4/2020 giảm bớt, khi nhiều lô hàng được cập cảng do điều kiện thời tiết tại Brazil được cải thiện. Một khối lượng lớn đậu tương dự kiến sẽ cập cảng vào tháng 5 và tháng 6/2020, với số lượng các lô hàng chuyển đi từ Brazil trong tháng 3/2020 đạt mức cao kỷ lục, thời gian trên biển kéo dài khoảng 40 ngày.
Sản lượng đậu tương Trung Quốc năm 2020 sẽ đạt 18,81 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm trước đó, trong khi khối lượng đậu tương nghiền ở mức 85,98 triệu tấn. Tiêu thụ đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng đều đặn và tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu trong 10 năm tới.
Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến sẽ đạt 92,48 triệu tấn, tăng lên 96,62 triệu tấn năm 2025 và 99,52 triệu tấn năm 2029. Trung Quốc là nước mua và tiêu thụ đậu tương lớn nhất thế giới, thường nhập khẩu hàng triệu tấn đậu tương mỗi năm để nghiền thành khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.
Bột cá:
Giá bột cá tại thị trường Peru trong tháng 5/2020 giảm 0,38% so với tháng 4/2020 và giảm 8,33% so với tháng 5/2019 xuống 1.385,6 USD/tấn. Nguyên nhân do nhu cầu bột cá giảm bởi dịch tả lợn châu Phi đã khiến một số lượng lớn đàn lợn ở hầu hết các châu lục suy giảm mạnh.
Cung cầu:
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc gia tăng và mối hoài nghi về sự phục hồi nền kinh tế, khiến nhu cầu hàng hóa suy giảm cùng với hoạt động giao thông bị đình trệ gây ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số khu vực.
Mặc dù, dịch bệnh tại một số quốc gia trên thế giới đã được kiểm soát và các biện pháp hạn chế được nới lỏng, song lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai gia tăng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và kéo nhu cầu giảm. Trong đó, thị trường TĂCN & NL bị ảnh hưởng nặng nề, khiến hoạt động sản xuất cũng như hoạt động chăn nuôi tại nước tiêu thụ TĂCN hàng đầu thế giới – Trung Quốc – chậm lại. Dịch bệnh đã làm chậm tiến độ xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc cũng như sang các thị trường khác.
Dự báo:
Giá TĂCN & NL thế giới tháng 6/2020 sẽ tăng, do tác động của đại dịch Covid-19 lây lan trên toàn cầu gây thiếu nguyên liệu cục bộ tại một số quốc gia khi hoạt động giao thông bị đình trệ.
Ngoài ra, thời tiết khô và nóng ở khắp khu vực châu Âu và Biển Đen, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vụ mới cũng hỗ trợ thị trường lúa mì, trong khi Nga và một số nước láng giềng – là những nước xuất khẩu lúa mì lớn của khu vực Biển Đen – ngừng xuất khẩu lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch Covid-19.
VŨ LANH
Trung tâm TT CN&TM
- nguyên liệu tacn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất