Ngành Thú y Hà Nội: 70 năm phát triển chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ngành Thú y Hà Nội: 70 năm phát triển chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh động vật

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 8/7/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm.

     

    Ngày 11/7/1950, Bác Hồ ký sắc lệnh 12 SL: Ấn định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc. Đây là văn bản Pháp luật đầu tiên của nước ta về công tác Thú y, đánh dấu mốc lịch sử cho sự ra đời và phát triển của ngành Thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay.

     

    Ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 664/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 11/7 là “Ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam”. Đây chính là sự ghi nhận trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

     

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm

     

    Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, Thủ đô Hà Nội với 70 năm xây dựng và phát triển đã trải qua rất nhiều thăng trầm, thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ để triển khai các hoạt động chuyên môn cũng như nhiệm vụ chính trị trong phát triển chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho động vật, gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố.

     

    Từ những thập kỷ 50-70 ngành Thú y Hà Nội đã được hình thành và dần phát triển. Đến năm 2013, hệ thống thú y xã, phường đã được quan tâm, chú trọng từ Thành phố đến xã phường, đặc biệt hệ thống thú y đã được quan tâm đến tận thôn, xóm. Nhân viên thú y xã được trả công lao động như một viên chức. Đây chính là hạt nhân trong hệ thống quản lý giám sát đàn vật nuôi, dịch bệnh, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện nhanh và tham gia xử lý các ổ dịch kịp thời, không để dịch bệnh lớn xảy ra.

     

    Năm 2018, Chi cục Thú y được bổ sung chức năng nhiệm vụ và một tên mới được đồng hành đó là Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

     

    Với bề dày 70 năm xây dựng và phát triển và cố gắng nỗ lực của cả hệ thống ngành, ngành thú y và chăn nuôi Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn, quan trọng về phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.

     

    Là Thủ đô song hiện nay Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn đứng ở tốp đầu cả nước với tổng đàn gia cầm 36 triệu con, đàn lợn 1,3 triệu con, đàn trâu bò 153 nghìn con… Đặc biệt chất lượng đàn gia súc, gia cầm những năm qua được cải thiện đáng kể về chất lượng giống.

     

    Những năm qua với vai trò tham mưu, Chi cục đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư gắn với mạng lưới giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trên địa bàn Thành phố.

     

    Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã triển khai tập trung cao độ cho việc tham mưu Thành phố xây dựng Nghị quyết về khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi. Và Nghị quyết này đã được HĐND TP thông qua với 100% đại biểu nhất trí cao.

     

    Về công tác phòng, chống dịch bệnh, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, hàng năm Chi cục thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trình UBND TP phê duyệt. Tổ chức tốt việc tiêm phòng vắc xin định kỳ và bổ sung cho đàn vật nuôi; chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc kiểm tra xuất, nhập động vật, gia súc gia cầm.

     

    Đồng thời Chi cục cũng tập trung cao độ cho công tác quản lý chó nuôi trên địa bàn các quận nhằm ngăn chặn bệnh dại. Hơn thế nữa đảm bảo cho du lịch, người nước ngoài sinh sống tại Thủ đô thấy được hình ảnh Hà Nội xanh, sạch, đẹp quan tâm đến “Phúc lợi động vật” đó chính là tăng cường quản lý chó nuôi.

     

    Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã làm tốt công tác tham mưu để khống chế, ngăn chặn dịch có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, điển hình như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm…

     

    Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, trong thời gian tới, với ngành nông nghiệp nói chung, ngành Chăn nuôi Thú y nói riêng dự báo có quá nhiều khó khăn, thách thức bởi biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp, khó lường, nhiều bệnh mới xuất hiện, nhiều bệnh truyền nhiễm lây lan giữa người và động vật tái nhiễm, môi trường ô nhiễm nặng, chăn nuôi nhỏ lẻ tỷ lệ phân tán cao.

     

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tặng hoa cho các cá nhân từng công tác trong ngành Chăn nuôi Thú y Thủ đô

    Với những kết quả đạt được, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội cho biết, trong thời gian tới ngành Chăn nuôi, Thú y cần tiếp tục rà soát chăn nuôi, bảo đảm vấn đề an toàn thực phẩm. Đồng thời chú trọng đến vấn đề cung cấp và quản lý giống mới vào sản xuất; đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng. Tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện luật chăn nuôi, luật thú y. Tăng cường thanh kiểm tra, thực hiện nghiêm túc việc chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi vừa được HĐND thông qua đồng thời hỗ trợ chuyển đổi nghề. Quản lý tốt công tác vật tư hóa chất, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn của ngành. Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi, quản lý chăn nuôi…

     

    Nhiều cá nhân, tập thể nhận bằng khen của Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội

     

    Nhân dịp này, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội và tập thể Chi cục đã nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT đã trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác chăn nuôi và thú y của Thủ đô. 

     

    Trần Ngân

     

    Hà Nội có 1 127 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

     

    Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tổng cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội là 1127 cơ sở, trong đó:

     

    Cơ sở sản xuất gồm 31 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn bổ sung, trong đó số cơ sở có giấy chứng nhận hợp quy cơ sở sản xuất thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm là 17 cơ sở.

     

    Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi là 1.096 cơ sở, tăng 36/1060 cơ sở so với năm 2019, chiếm tỷ lệ 3,39%. Các cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho động vật, cơ sở kinh doanh tại các quận chủ yếu kinh doanh thức ăn cho động vật cảnh.

     

    Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đăng ký kinh doanh là 694 cơ sở (đăng ký kinh doanh cấp thành phố là 35 cơ sở); đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã là 659 cơ sở) và có 402 cơ sở kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.

     

    Tổng số cơ sở buôn bán thuốc thú y là 662 cơ sở, giảm 4% so với năm 2019 (685 cơ sở). Trong đó cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y là 509 cơ sở. Số cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 596 cơ sở (47 cơ sở có đăng ký kinh doanh cấp thành phố, cấp huyện là 549.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.