Hội Chăn nuôi Việt Nam: Cần mạnh mẽ nói lên nguyện vọng của người chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Cần mạnh mẽ nói lên nguyện vọng của người chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn Nuôi Việt Nam] – Ngày 10/7/2020, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức họp Hội nghị Ban.

     

    Thường vụ. Chủ tịch Hội – PGS TS Nguyễn Đăng Vang chủ trì hội nghị. Thay mặt Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch hội đã sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 với một số nội dung nổi bật: Công tác xây dựng và phát triển Hội vẫn được phát triển, số lượng Ban chấp hành sau kiện toàn là 147 người, và Ban Thường vụ: 31 người, không có thay đổi. Một số Ban chuyên môn như Ban kiểm tra, Kinh tế tài chính, Khoa học công nghệ, Phản biện xã hội, Truyền thông phổ biến kiến thức vẫn duy trì được hoạt động…. Một số đơn vị trực thuộc như: Văn phòng Hội, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, Đặc san Chăn nuôi, Viện Khoa học và Kỹ thuật Chăn nuôi, Văn phòng đại diện phía Nam vẫn duy trì các hoạt động theo kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất.

    Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

     

    Tại cuộc họp, Hội đã đưa ra Thường vụ các vấn đề như: Hoãn không tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2020 do ảnh hưởng của Covid-19; Biểu quyết về mua cổ phần tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu; Cử ông Nguyễn Xuân Dương đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Trung ương, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam khóa VIII (2021-2025); Phê duyệt kết nạp Công ty xây dựng Homing là hội viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam.

     

    Tại cuộc họp, các ủy viên Ban Thường vụ có nhiều ý kiến mong muốn Hội Chăn nuôi Việt Nam phát triển và nâng tầm hơn nữa. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đưa ý kiến các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ đề cập, bàn bạc, thảo luận các vấn đề nóng bỏng của ngành chăn nuôi Việt Nam. Qua thời gian dịch bệnh vừa rồi chứng minh ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia vì vậy, Hội Chăn nuôi Việt Nam với vai trò là Hội lớn nhất trong ngành chăn nuôi, cần nâng cao vai trò của mình. Ông Đoán cho rằng, Hội cần thường xuyên tập hợp tình hình, ý kiến của địa phương, gửi những kiến nghị, góp ý lên cơ quan chức giúp việc điều hành có thực tiễn và hiệu quả hơn.

     

    Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội – Ông Bùi Tuấn Khải, cho rằng, với tình hình chăn nuôi hiện nay thì Bộ Nông nghiệp đã chẩn đoán sai, điều hành duy ý chí.

     

    Cụ thể năm 2019, việc tiêu hủy đàn lợn, đặc biệt là lợn nái nhiễm ASF giống như việc đã tiêu diệt đàn gia cầm nhiễm H5N1 trong quá khứ, dẫn đến việc thiếu thịt lợn như bây giờ. Ông Khải cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng thiếu lợn giống như hiện tại, Bộ Nông nghiệp nên “bật đèn xanh” cho người chăn nuôi, có thể dùng lợn thương phẩm chọn lọc, cho phối để có lợn con, dù năng suất không cao nhưng cũng có thể giải quyết được tình thế, đến Tết là chúng ta có lợn; chứ nếu đợi đến lúc mua lợn cụ kỵ, ông bà về thì sẽ còn rất lâu mới giải quyết được khủng hoảng thiếu thịt lợn như hiện nay.

     

    Còn ông Nguyễn Văn Tịnh – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hải Dương rất sốt ruột với tình hình chăn nuôi hiện nay. Năm 2019, Hải Dương đã tiêu hủy 24 000 tấn lợn bị nhiễm ASF, tỉnh phải dùng hết ngân sách dự phòng để hỗ trợ người chăn nuôi và còn phải xin Trung ương cấp thêm 600 tỷ. Ông Tịnh cũng cho rằng, để tỉnh hỗ trợ tái đàn thì cực kỳ khó khăn vì nguồn ngân sách hạn hẹp, chỉ có những trại lớn, có tiềm lực thì mới tái đàn được, còn những người chăn nuôi nhỏ lẻ thì rất ít. Hội Chăn nuôi tỉnh Hải Dương định tổ chức hội thảo về tái đàn lợn nhưng các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp còn chung chung, mơ hồ nên chưa tổ chức. Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Ông Nguyễn Xuân Dương thì khẳng định, từ đầu năm tới nay, tình hình chăn nuôi phát triển tốt, cơ bản người chăn nuôi lợn, gà, bò đều có lãi. Ông Dương cũng khẳng định, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, họ có cách tồn tại của mình. Bởi vậy, Hội Chăn nuôi Việt Nam – đại diện cho những người chăn nuôi vừa và nhỏ, cần mạnh mẽ nói lên tiếng nói của họ, hỗ trợ họ. Hội nên lấy nhiều ý kiến của các địa phương, doanh nghiệp để phản biện độc lập các chính sách về chăn nuôi với cơ quan chức năng trong những lúc dịch bệnh, khủng hoảng, từ đó vị thế của Hội sẽ được nâng cao.

     

    Trần Ngân

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.