Ngoài việc chuyển dịch di dời các trang trại có quy mô trên 100 vật nuôi đang gặp khó, đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tính đến việc bỏ nghề.
Nghiêm cấm chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư – đây được coi là quy định đáng chú ý nhất của Luật Chăn nuôi mới có hiệu lực từ đầu năm nay.
Tuy nhiên, đã qua gần 7 tháng thực hiện luật mới, quy định này vẫn vấp phải không ít những khó khăn tại nhiều địa phương. Theo chia sẻ tại nhiều địa phương, khó nhất vẫn việc di dời những hộ chăn nuôi có quy mô trên dưới 100 vật nuôi trở lên.
Loay hoay tìm hướng dời trại
Hàng chục năm nay, chuồng lợn của ông Lê Văn Bình (tổ dân phố 4, phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) lúc nào cũng có khoảng 50 con. Tuy vất vả nhưng hàng năm ông xuất bán khoảng 2 lứa lợn thu về từ 300 – 400 triệu đồng, đủ nuôi 4 con và 1 mẹ già.
Tuy nhiên, trại lợn nhà ông Bình cùng nhiều hộ chăn nuôi trong khu vực lại đang như ngồi trên đống lửa. Hiểu việc dời trại ra khỏi khu dân cư là cần thiết, gia đình ông cũng cam kết sẽ thực hiện đúng theo quy định mới, nhưng vẫn canh cánh nhiều băn khoăn, chưa biết sẽ chuyển đi đâu, vì chi phí xây chuồng trại mới cũng không phải nhỏ.
Nhiều hộ chăn nuôi vừa và nhỏ loay hoay tìm hướng di dời trang trại. Ảnh minh họa.
Khác với trại của ông Bình, trại của ông Phi (xã Hải Giang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã đạt tiêu chuẩn xa khu dân cư, nhưng lại đang gặp khó khi muốn mở rộng trại vì không chuyển được từ đất hai lúa sang đất trang trại. Lý do là vì địa phương chưa có quỹ đất.
Nơi chưa di dời thì lo di dời đi đâu, nơi đi dời rồi lại lo quỹ đất không đủ. Đây là thực tế đang diễn ra tại của ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương khi bắt tay vào thực hiện Luật Chăn nuôi mới. Vậy để chuyển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm theo đúng tinh thần của luật, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
Nhiều nông hộ sẽ phải bỏ nghề chăn nuôi tìm sinh kế khác
Ngoài việc chuyển dịch di dời các trang trại có quy mô trên 100 vật nuôi đang gặp khó, đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tính đến việc bỏ nghề. Vậy không chăn nuôi họ sẽ làm gì, liệu nghề nào sẽ nuôi sống họ? Đây cũng là những câu hỏi nhiều hộ chăn nuôi băn khoăn.
Chuồng lợn nhà bà Triểu (phường Đại Cát, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) xen giữa khu dân cư đông đúc tại một phường thuộc quân Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mặc dù gây ô nhiễm cho cả khu phố nhưng nhà bà Triển không còn cách nào khác. Cô con gái lớn chạy thận cách ngày một lần, chỉ trông vào vài ba con lợn trong chuồng để có tiền chữa bệnh. Tới đây không được chăn nuôi nữa, gia đình bà sẽ rất khó khăn.
Cách nhà bà Triểu không xa là gia đình anh Toàn (thôn Yên Nội, phường Đại Cát, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) cũng chăn nuôi vài trăm con gà, chim bồ câu, ngan ngỗng. Mỗi năm thu nhập cũng được vài chục triệu, cùng với nghề phay đất của mình, anh nuôi đủ nuôi gia đình 5 người.
Đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư đang tính đến việc bỏ nghề. Ảnh minh họa.
Không được chăn nuôi, anh cũng tính đi làm thuê phay đất cho người ta. Cũng chưa biết làm gì ổn định thay cho việc chăn nuôi và sắp tới anh cũng chuyển toàn bộ vật nuôi ở đây cho người khác nuôi.
Từ nay đến hết năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phải di dời khoảng 3.500 hộ chăn nuôi, trên tổng số 208.000 hộ của thành phố. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, số phải di dời chỉ chiếm khoảng 1,6% số hộ chăn nuôi toàn thành phố là số rất nhỏ.
Nhưng thiết nghĩ dù nhỏ so với quy mô toàn thành phố, nhưng nó lại câu chuyện sinh kế miếng cơm manh áo của hàng nghìn người dân.
Thúy Lan – Anh Nguyên – Phùng Định
Nguồn: VTV
- hộ chăn nuôi nhỏ lẻ li>
- hộ chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất