Trong quá trình chăn nuôi gà, ông Cao Thế Thức (49 tuổi), tổ dân phố 3, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông), đã có nhiều cách làm hay, vận dụng và sáng tạo một số biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.
Năm 1994, ông Thức từ Hà Tĩnh vào Đắk Nông lập nghiệp. Xuất thân từ gia đình nông dân, nên ông đam mê với trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2013, ngoài trồng và chăm sóc cà phê, gia đình ông đầu tư chăn nuôi thêm gà để tăng thêm thu nhập và tận dụng phân gà để bón cho cây trồng.
Mỗi ngày gia đình ông Thức thu gom trứng 4 lần để tránh tình trạng gà đạp vỡ trứng
Trong những năm đầu, gia đình ông chỉ nuôi 200 con gà để vừa nuôi vừa học tập kinh nghiệm. Từ kiến thức học được qua sách báo, kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn và thăm quan các mô hình trên địa bàn, ông Thức đã từng bước mở rộng quy mô đàn vật nuôi. Từ 200 con gà đẻ trứng, đến nay quy mô đàn gà mỗi lứa của gia đình ông lên 4.500 con (gồm 500 con lấy trứng và 4.000 con gà thịt).
Ông Thức nuôi gà theo hình thức “gối đầu”, nên tháng nào cũng có khoảng 1.000 con gà thương phẩm bán ra thị trường. Đối với 500 con gà đẻ trứng, mỗi ngày ông có khoảng 330 – 350 quả. Theo kinh nghiệm của ông Thức, gà đẻ trứng cần chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Gà quá mập hay quá ốm đều ảnh hưởng tới quá trình sinh sản. Chính vì thế, ngoài duy trì chế độ thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ông Thức còn cho gà ăn thêm lúa mầm mỗi tuần 2-3 lần, với lượng từ 5-10g/con/ngày để bổ sung chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin E.
Tỏi được trộn vào nước cho gà uống định kỳ để phòng bệnh
Ông Thức cho hay, trong lúa mầm chứa nhiều viamin E và chứa nhiều enzin, ít chất béo, nhiều chất xơ, có lợi cho đường ruột của gà. Vào mùa nắng nóng, cho gà ăn thóc ngâm cũng là hình thức bổ sung nước phù hợp. Nhờ áp dụng phương pháp này, gà tiêu hóa dễ hơn, giảm được các bệnh về đường ruột cho gà, kích thích gà đẻ khỏe hơn, sản lượng trứng được duy trì, chất lượng lòng đỏ của trứng được nâng cao và được người tiêu dùng lựa chọn.
Gia đình ông Thức cũng cho gà ăn tỏi định kỳ mỗi tuần 1 lần. Tỏi được ông bóc sạch, xay nhuyễn, trộn vào thức ăn hoặc nước cho gà. Để giảm mùi hôi trong chuồng nuôi, gia đình ông Thức sử dụng nệm lót sinh học và duy trì việc khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần. Ông còn tự pha chế chế phẩm EM với rỉ mật để xịt chuồng giúp giảm mùi hôi và giảm lượng mùn bụi trong chuồng nuôi để tránh bệnh về hô hấp cho gà.
Ông Thức tâm sự: “Trong chăn nuôi gà, chất lượng con giống, môi trường và thức ăn là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế. Cách áp dụng của tôi đã giúp cho đàn vật nuôi phát triển tốt, tăng sức đề kháng bệnh tật. Chất lượng đàn vật nuôi cũng tăng lên trong khi chi phí thấp do nguyên liệu sẵn có và rẻ”.
Sử dụng lúa mầm cho gà ăn 3 lần mỗi tuần để nâng cao chất lượng trứng
Theo ông Thức, mỗi lứa gà thịt nuôi trong khoảng 3-4 tháng. Để có chất lượng thịt tốt, gà từ 20 ngày tuổi trở đi phải thả ra đồi, hạn chế dần việc cho thức ăn công nghiệp. Trước 2 tháng xuất bán, phải bổ sung thêm thức ăn lúa và ngô. Sau đó, cứ 1 tuần, phải cho gà ăn thêm tỏi 1 lần để phòng bệnh.
Hiện tại gia đình ông Thức đang cung cấp ra thị trường mỗi tháng hơn 9.800 quả trứng gà (giá từ 3.000 – 3.500 đồng/quả) và 2,5 tấn gà thịt (giá từ 65.000 – 70.000 đồng/kg). Ông cũng đã kết nối với các nhà hàng, cơ sở chế biến thịt gà trong và ngoài tỉnh để bảo đảm đầu ra ổn định hàng tháng. Trừ chi phí, mỗi tháng gia đình ông Thức thu lãi gần 50 triệu đồng từ nuôi gà. Ngoài thu nhập từ gà thịt, trứng gà, ông Thức còn có phân gà để bón cho hơn 1,7 ha cà phê và bán cho người dân.
Năm 2019, gia đình ông Thức được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, sơ chế có sản phẩm đạt chuẩn VietGAP. Đây chính là tiền đề để trại gà của ông Thức thuận lợi hơn trong việc kết nối đầu ra, xâm nhập vào các thị trường mới như siêu thị, nhà hàng.
Bài, ảnh: Đức Hùng
Nguồn tin: Báo Đắk Nông
- nuôi gà sạch li>
- nuoi ga li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Thật tuyệt vời và mong muốn đc học hỏi kinh nghiệm