Ngành gia cầm: Đại gia ngoại đang dần thâu tóm? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Ngành gia cầm: Đại gia ngoại đang dần thâu tóm?

    Là một ngành cung cấp thực phẩm quan trọng nhưng ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang dần rơi vào các đại gia nước ngoài.

     

    Những doanh nghiệp (DN) thuần Việt trong ngành chăn nuôi gia cầm đang rất vất vả khi mặt bằng giá thịt gà quá thấp, do phải cạnh tranh với gà nhập khẩu giá rẻ. Cái lợi trước mắt là người tiêu dùng Việt được mua thực phẩm giá rẻ nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, tương lai khi các “đại gia” nước ngoài thâu tóm xong thị trường, tình thế sẽ thay đổi.

     

    70% thị phần rơi vào đại gia ngoại

     

    Từ đầu năm đến nay, giá bán các sản phẩm gia cầm thường xuyên ở mức thấp dưới giá thành, ngoài khó khăn do Covid-19, ngành hàng này còn chịu tác động bởi lượng thịt gà nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh về số lượng.

     

    Từ đầu năm tới nay, giá cả các sản phẩm ngành gia cầm trong nước ở mức thấp khiến nhà chăn nuôi lao đao

     

    Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), câu chuyện gà nội bị ép bởi gà ngoại đã bắt đầu từ nhiều năm trước và lặp lại qua các năm. Theo ông Tô Thái Ninh, Trưởng Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp (Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương), thông qua số liệu nhập khẩu gia tăng và thông tin thu thập được của Thương vụ Việt Nam tại các nước thì dấu hiệu thịt gà nhập khẩu bán phá giá rất rõ ràng, nhất là các mặt hàng đùi gà Mỹ, Brazil và gà dai Hàn Quốc. “Vấn đề mấu chốt khiến vụ việc đến nay chưa có tiến triển là do DN đại diện ngành hàng sản xuất trong nước không hợp tác cung cấp số liệu nên chúng tôi không thể tính toán được thiệt hại để làm cơ sở để áp thuế phòng vệ thương mại” – ông Ninh thông tin.

     

    Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, cho biết trong ngành gà thịt, các DN có thị phần lớn đều là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, gồm: C.P (Thái Lan), Japfa (Indonesia), Emivest (Malaysia); ngoài ra còn có CJ (Hàn Quốc), Bel Gà (Bỉ). DN Việt có thị phần rất nhỏ.

     

    “Qua làm việc, lần gần đây nhất vào năm 2019 thì 3 DN lớn nhất gồm: C.P, Japfa, Everest chiếm hơn 70% thị phần cho biết vì công ty mẹ không đồng ý cung cấp thông tin nên công ty con tại Việt Nam đành chịu” – bà Giang tiết lộ.

     

    Tuy nhiên, đại diện một DN Việt trong ngành cho rằng “đại gia” nước ngoài đang cố tình lờ chuyện gà nhập khẩu bán phá giá để những DN Việt còn lại chịu không nổi mà rời thị trường. “Họ có lãi từ các ngành khác để bù lỗ, nhất là cám, trong khi đó DN Việt yếu vốn, sức chịu đựng có hạn” – đại diện DN này nhìn nhận.

     

    Cần có chế tài

     

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, hết sức bức xúc về việc các DN ngoại hết lần này đến lần khác thoái thác việc cung cấp số liệu cho cơ quan chức năng đã đẩy ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam vào tình thế khốn đốn.

     

    “Các DN nước ngoài không mặn mà, họ để hàng nhập đổ vào ồ ạt, DN nào chết cứ chết để họ dễ dàng thao túng thị trường. Đáng buồn là nhiều DN Việt không am hiểu pháp luật nên cũng không chịu tham gia cung cấp số liệu thiệt hại. Hiệp hội đã mời họp, giải thích rõ đây là phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, DN chỉ cần kê khai thiệt hại để cơ quan chức năng có cơ sở để tăng thuế hàng nhập khẩu chứ không phải đi kiện tụng này kia. Chúng tôi tính toán sơ bộ chỉ tốn khoảng 3 tỉ đồng để luật sư làm hồ sơ nhưng các DN rất thờ ơ. Nếu cứ để như thế này thì ngành chăn nuôi gà Việt Nam chỉ vài năm nữa là xóa sổ. DN Việt Nam chỉ còn đường gia công cho DN ngoại ngay trên sân nhà. Do đó, chính quyền các địa phương cần quan tâm đến vấn đề này và đưa ra chế tài để các DN hợp tác” – ông Ngọc đề nghị.

     

    Ông Nguyễn Văn Ngọc thông tin thêm từ đầu năm đến nay, giá gà xuất chuồng quá thấp, người nuôi lỗ khoảng 10.000 đồng/con, tức là thiệt hại rất nặng.

     

    Theo ông Nguyễn Thanh Phi Long, Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình, giá thành gà công nghiệp Việt Nam khoảng 25.000 – 26.000 đồng/kg, tương đương hơn 1,1 USD/kg thì không cao hơn so với thế giới. Tuy nhiên, nước ngoài họ bán được phần ức coi là đủ lợi nhuận, những phần còn lại xuất khẩu giá rẻ. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, phần ức gà ít chuộng nên giá rất rẻ, nếu đem xuất khẩu chắc chắn sẽ bị nước ngoài đánh thuế bán phá giá.

     

    “Ngành chăn nuôi Việt Nam những năm qua thường xuyên biến động, giá cả thất thường do không dự báo được cung cầu. Canada là nước có nền chăn nuôi phát triển, họ đã áp dụng hạn ngạch để kiểm soát được nguồn cung, tránh tình trạng sản xuất, nhập khẩu thừa dẫn đến giá xuống thấp, đẩy các DN vào tình trạng thua lỗ” – ông Long gợi ý.

     

    Bài và ảnh: Ngọc Ánh

    Nguồn: Báo Người lao động

    *Tiêu đề do nhachannuoi.vn đặt lại

    Lo con heo sẽ theo vết xe đổ của gà

    Một thành viên Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết hiện mục tiêu của Việt Nam là hạ giá thịt heo nên khuyến khích mọi nguồn cung từ nhập khẩu đến tái đàn. “Tuy nhiên, vấn đề là nông dân Việt Nam tiềm lực yếu, vắc-xin tả heo châu Phi chưa có nên người nuôi rất khó tái đàn trong khi các đại gia tái đàn rất nhanh. Tương lai ngành heo rất dễ rơi vào cảnh như con gà. Gà nhập khẩu đổ vào Việt Nam sau khi có cúm gia cầm, khi cúm gia cầm được kiểm soát, người dân tái đàn thành công thì các mối dùng gà nhập khẩu đã quen do giá rẻ” – thành viên này lo lắng.

    Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình tái đàn của 16 DN có thị phần lớn thì các DN FDI chiếm số lượng áp đảo. Tổng đàn của 16 DN lớn là gần 4,9 triệu con, riêng C.P chiếm hơn 2,6 triệu con; CJ 756.000 con, Japfa hơn 276.000 con, Everest gần 212.000 con; công ty Mavin (liên doanh với Úc) là hơn 341.000 con.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.