Ít nhất 400.000 con gà đang bị tiêu hủy ở Anh vì đại dịch Covid-19 làm gián đoạn quy trình hoạt động của lò mổ và khoảng 300.000 con gia cầm khác nữa sẽ bị tiêu hủy ở nước này.
Hàng trăm nghìn con gà ở Anh đang bị tiêu hủy vì Covid-19 làm gián đoạn hoạt động giết mổ. Ảnh: Getty
Theo Hội đồng Chăn nuôi Gia cầm Anh (BPC), nước này nuôi và giết mổ khoảng 20 triệu con gia cầm mỗi tuần. Khoảng 95% là gà và phần lớn được chế biến thông qua một vài lò giết mổ lớn, mỗi lò có công suất khoảng 2 triệu con/tuần.
BPC cho biết nếu một cơ sở trong số này bị tổn thất, chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ bị tác động đáng kể và tạo ra các vấn đề phúc lợi, theo Guardian.
Vào đầu mùa hè, hàng triệu vật nuôi tại Mỹ đã bị tiêu hủy ngay trong trang trại sau khi các nhà máy thịt đóng cửa vì Covid-19 bùng phát trong đội ngũ nhân công. Đại dịch làm giảm 25% công suất giết mổ bò và 40% công suất giết mổ lợn.
Tại Anh, khoảng một nửa số nhân viên tại nhà máy Banham Pouasant đã phải tự cách ly sau khi 75 nhân viên nhiễm Covid-19. Giám đốc nhà máy Blaine Van Rensburg cho biết “sẽ tiêu hủy 300.000 con gia cầm một cách nhân đạo bằng cách sử dụng hệ thống khí đốt”.
Tại Scotland, nhà máy giết mổ gia cầm Coupar Angus xác nhận 110.000 con gia cầm đang trong quá trình bị tiêu hủy. Cơ sở này giết mổ “gần một triệu con gà mỗi tuần và là cơ sở duy nhất thuộc loại này ở Scotland”, tuyên bố của Coupar Angus nói.
Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh cho biết số gia cầm này “sẽ bị tiêu hủy bằng khí gas… phù hợp với các quy tắc về bảo vệ quyền lợi động vật tại thời điểm giết mổ”.
Thủy Tiên
Nguồn: Zing.vn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất