[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 17/10/2020, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có đại diện Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm, doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhà khoa học và người lao động của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên…
Toàn cảnh Lễ kỉ niệm
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Duy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho biết, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên tiền thân là Trạm Nghiên cứu vịt (Viện Chăn nuôi) được thành lập những ngày 27/10/1980 với chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ công ích, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ về chăn nuôi thủy cầm phục vụ quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT.
Ông Nguyễn Văn Duy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên
Trong 40 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thực hiện hai dự án Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học mang lại hiệu qua mang tính cách mạng cho ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam.
Trong đó, Dự án “Phát triển chăn nuôi vịt ở Việt Nam” mã số VIE/86/007 do nguồn vốn của UNDP được coi là bước tạo đà thúc đẩy quá trình chăn nuôi vịt, ngan ở nước ta. Dự án đã nhập được giống ông bà vịt Super M từ Anh Quốc và vịt Khaki Campbell từ Thái Lan. Từ những đàn giống ban đầu nhập về có các dòng đơn tính GMT1, GMT2, GMT3 và GMT4, các nhà nghiên cứu của Trung tâm đã nghiên cứu chọn tạo thành công những dòng vịt mới phục vụ sản xuất cho đến bây giờ.
Dự án thứ hai là Hợp tác theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Hungari “Nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn gen trong lĩnh vực thủy sản và vật nuôi thông qua hợp tác giữa Việt Nam và Hungary” có hợp phần về chuyển giao giống vịt Huba. Dự án đang được thực hiện từ tháng 9/2019 tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên.
Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cũng được giao chủ trì thực hiện 4 đề tài, dự án cấp Nhà nước và phối hợp thực hiện 8 đề tài, dự án cấp Nhà nước. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng được giao chủ trì 8 đề tài, dự án và phối hợp thực hiện 12 đề tài, dự án cấp Bộ. Kết quả sản phẩm của các đề tài, dự án đã được chuyển giao vào sản xuất và thúc đẩy chăn nuôi thủy cầm của Việt Nam.
Thực hiện triển khai Dự án khuyến nông năm 2017-2019 “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt Biển 15 – Đại Xuyên cho các tỉnh ven biển Miền Bắc và Miền Trung”. Kết quả đã thúc đẩy chăn nuôi vịt Biển 15 – Đại Xuyên tại các tỉnh triển khai dự án, xây dựng được 324 mô hình, chuyển giao 117.000 con giống đến cho người chăn nuôi, tổ chức tập huấn cho 3.564 người chăn nuôi. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế từ 25 – 30 triệu đồng/hộ. Kết thúc Dự án đã xây dựng được 3 Hợp tác xã sản xuất giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên thương phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng và lan tỏa ra các địa phương ven biển trong cả nước.
Trong công tác nuôi giữ giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hiện trung tâm đang nuôi giữ, chọn lọc nhân thuần các đàn giống gốc đảm bảo chất lượng an toàn dịch bệnh với tổng đàn thủy cầm giống gốc, quỹ gen bình quân trên 22.000 con. Hàng năm Trung tâm đã cung cấp bình quân 1,5 – 1,8 triệu con giống đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi.
Ngoài các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo, hàng năm Trung tâm đã hỗ trợ về con giống, vật tư cho các tổ chức, đơn vị, hội viên để phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, chương trình chung tay phát triển kinh tế biển đảo tặng vịt Biển 15 – Đại Xuyên cho cán bộ chiến sĩ nhân dân huyện đảo Trường Sa, tặng vịt, ngan cho Bộ Tư Lệnh Quân chủng Hải Quân và các địa phương mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn với chủ quyền đất nước và phát triển kinh tế.
Trong quá trình xây dựng và phát triển 40 năm, tổng kết lại đến nay Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã chọn lọc tạo được 19 dòng vịt siêu thịt có năng suất và chất lượng cao (dòng T1, T5, T4, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, T13, T14, ST1, ST2, MT1, MT2, MT3, TS132, TS142); 10 dòng vịt chuyên trứng (dòng K1, K2, C1, C2, CVL1, CVL2, TC1, TC2, TsC1, TsC2); 2 dòng vịt kiêm dụng PT1, PT2, giống vịt siêu thịt SM, 1 giống vịt Biển 15 – Đại Xuyên, 01 giống vịt siêu trứng TsN15 – Đại Xuyên, 01 giống ngỗng; 4 dòng ngan ngoại cao sản. Nâng cao năng suất trứng từ 10 – 20 quả, năng suất thịt 200 – 400g/con thúc đẩy cho phát triển chăn nuôi vịt, ngan ở Việt Nam, duy trì là một nước đứng thứ hai thế giới về số lượng vịt.
Có 18 tiến bộ kỹ thuật được công nhận, phục vụ kịp thời người chăn nuôi và đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Duy, với thành quả đạt được trong 40 năm qua, trong giai đoạn tới, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đặt mục tiêu xây dựng Trung tâm trở thành đơn vị nghiên cứu hàng đầu về chăn nuôi thủy cầm trong nước, khu vực và trên thế giới. Mở rộng và nâng cao cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, tự động hóa. Lựa chọn, phát triển bền vững sản phẩm chủ lực và bảo tồn phát huy lợi thế của các giống bản địa.
Về công tác nghiên cứu, tập trung nghiên cứu chọn lọc, tạo dòng giống vịt chuyên thịt có năng suất cao và ổn định 3,4 – 3,8kg/con, năng suất trứng đạt 190 – 220 quả/mái/42 tuần đẻ. Chọn tạo và phát triển giống vịt siêu nạc đáp ứng cho chăn nuôi công nghiệp và thị hiếu của người tiêu dùng. Chọn tạo và phát triển giống vịt chuyên thịt phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo để tạo con lai ngan vịt.
Chọn tạo và phát triển 3 giống vịt chuyên trứng cho năng suất trứng 270 – 290 quả/mái/năm và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp 1,8 – 1,9kg. Chọn tạo 01 giống vịt chuyên trứng năng suất 260 – 270 quả/m ái/năm phù hợp với điều kiện xâm ngập mặn.
Với giống vịt kiêm dụng, tiếp tục nuôi giữ và phát triển nguồn gen của một số giống vịt kiêm dụng bản địa như: vịt Bầu Bến, vịt Đốm. Chọn tạo và phát triển giống vịt kiêm dụng phù hợp với phương thức chăn nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Về giống ngan, nuôi giữ và khai thác nguồn gen giống ngan Sen. Chọn tạo và phát triển bộ giống ngan ngoại gồm 2 dòng: trung bình và nặng cân để phục vụ cho sản xuất. Chọn tạo và phát triển 1 giống ngan chuyên phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo ngan vịt và chọn tạo 4 dòng ngỗng xám và tạo một số tổ hợp lai với ngỗng trời.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, chế độ ăn phù hợp cho từng loại vịt, ngan. Xây dựng công thức thức ăn bổ sung cho nhồi con lai ngan vịt lấy gan béo…
“Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đề nghị Bộ NN-PTNT và UBND TP. Hà Nội cho triển khai xây dựng Khu ấp nở tập trung để kiểm soát đầu vào và ra đối với sản phẩm con giống của khu chợ giống. Cho phép Trung tâm được thực hiện Dự án “Mở rộng Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên” giai đoạn 2021 – 2025 theo kế hoạch trung hạn. Diện tích mở rộng 7,5ha thuộc địa phận xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Duy cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Cương – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Xuyên (TP. Hà Nội)
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Cương – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Xuyên (TP. Hà Nội) biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu 40 năm qua của Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên.
Ông Nguyễn Văn Cương cũng cho biết, Trung tâm đã xây dựng được chợ giống gia cầm lớn nhất cả nước. Hàng năm, khu chợ giao dịch khoảng 230 triệu con, đem lại việc làm cho khoảng 2000 lao động và hàng ngàn hộ chăn nuôi gia cầm, mang lại lợi nhuận hàng năm hàng chục tỷ, góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên. “Về xây dựng Đảng, Chi bộ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên được xếp loại hoàn thành xếp xuất sắc nhiệm vụ. Đoàn thanh niên có nhiều hoạt động thiết thực”, ông Cương cho biết thêm.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại Lễ kỷ niệm
Còn ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi thủy cầm của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Năng suất chăn nuôi cá thể của nước ta không thua nước khác trên thế giới. Nước ta hiện đã có những bộ giống tốt về thủy cầm nhờ nhập khẩu và do các nhà khoa học trong nước chọn tạo.
“Một trong những đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và có các công trình đóng góp cho chăn nuôi thủy cầm là Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Trung tâm đi lên từ lúc chưa có gì, trải qua nhiều khó khăn, tập thể cán bộ nhà khoa học Trung tâm đã làm nên những điều kỳ diệu”, ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định.
Các con giống, tiến bộ quy trình chăn nuôi, quy trình ấp nở, thụ tinh nhân tạo của Trung tâm được đưa vào thực tiễn sản xuất, góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt của chăn nuôi thủy cầm nước ta, giúp xóa nghèo, làm giàu mà còn làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng nông thôn trên cả nước.
Ông Nguyễn Xuân Dương cũng đề nghị Trung tâm tiếp tục phát huy thành tựu, niềm tự hào đã đạt được; cùng với ngành chăn nuôi, tổ chức đẩy mạnh nghiên cứu con giống, bộ giống sao cho phù hợp từng vùng sản xuất, loại hình chăn nuôi; nghiên cứu các phương thức chế biến sản phẩm thủy cầm.. Cùng với đó, chú ý công tác đào tạo nhân lực không chỉ là thạc sĩ, tiến sĩ mà còn đào tại các công nhân kỹ thuật lành nghề ấp trứng thủy cầm, kinh doanh thủy cầm…
Ông Nguyễn Công Thiếu – Viện trưởng Viện Chăn nuôi
Ông Nguyễn Công Thiếu – Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, 40 năm xây dựng trưởng thành, bằng sự nhiệt tình yêu ngành, yêu nghề, đam mê, nghiên cứu khoa học, Trung tâm được giao chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, ngành, địa phương. Chính từ các công trình nghiên cứu đó tạo ra các bộ giống ngan, vịt, kiêm dụng năng suất cao được chuyển giao xuống thực tiễn chăn nuôi; nhiều mô hình lúa vịt, cá vịt thành công đem lại kinh tế lớn cho người nông dân. Vịt đã trở thành con vật khuyến phú, phụ bần của người nông dân.
Theo ông Nguyễn Công Thiếu, thời gian tới, Bộ NN&PTNT và Viện Chăn nuôi tiếp tục nâng cấp, đầu tư để Trung tâm trở thành đơn vị chủ lực trong nghiên cứu thủy cầm. Trung tâm cần chọn bộ giống vịt, ngan nuôi phù hợp với chăn nuôi trang trại, khép kín; biến đổi khí hậu, thích ứng xâm nhập mặn; chú ý chọn tạo những con giống đặc sản, xây dựng thương hiệu, vùng miền phục vụ du lịch sinh thái…
“Cùng với đó, Trung tâm cần tiếp tục đào tạo nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng định hướng, quy hoạch, đào tạo theo năng lực và sở trường của từng con người cụ thể. Từ đó, Trung tâm có những nhà khoa học đầu đàn nắm chắc lí thuyết, vững vàng trong sản xuất, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ sẽ trở thành lực lượng sản xuất chính, đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nông nghiệp chính”, ông Nguyễn Công Thiếu khẳng định.
Một số hình ảnh khác tại Lễ kỷ niệm:
Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên nhận cờ đơn vị thi đua xuất sắc do Chính phủ trao tặng
Trung tâm Vịt Đại Xuyên cũng được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc năm 2019
Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên tặng hoa và quà cho thế hệ các lãnh đạo của Trung tâm
Kỷ niệm 40 năm là dịp các thế hệ lãnh đạo, nhà khoa học và người lao động của Trung tâm gặp mặt
Bài và ảnh: Hà Ngân
Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, 1 giải thưởng Nhà nước, 15 Bằng khen của Chính phủ, 3 Cờ Thi đua xuất sắc, 1 giải thưởng Bông lúa Vàng, 100 Bằng khen của các Bộ ngành và nhiều giải thưởng, phần thưởng khác.
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất