Dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc từ cuối năm ngoái và vẫn đang tiếp tục lây lan. Tình hình rất đáng lo ngại, bởi khu vực dịch bệnh bùng phát tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía đông nam Trung Quốc, giáp với đường biên giới với nước ta.
Từ khoảng tháng 10/2016 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận đến 425 ca nhiễm H7N9 với tỷ lệ tử vong là 50%.
Hiện tại nước ta chưa ghi nhận ca nhiễm H7N9 trên người và gia cầm. Nhưng diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Ngày 25/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về virus cúm H7N9 đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Hơn nữa dịch H5N1 đang bắt đầu bùng phát tại một số tỉnh trong cả nước như Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu.
Theo kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm tại các chợ gia cầm sống của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) thực hiện trong năm 2016 tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, tỷ lệ phát hiện virus trên gà đối với cúm A/H5N6 là 1,89% và A/H5N1 là 0,94%; trên đàn vịt, đối với cúm A/H5N6 là 6,7% và A/H5N1 là 1,63%. Tỷ lệ phát hiện virus cúm trong các mẫu môi trường đối với cúm A/H5N6 là 2,97% và A/ H5N1 là 2,07%. Đây chính là nguồn lây lan virus cúm thông qua các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch cúm H7N9. Bộ Y tế yêu cầu mở rộng diện lấy mẫu, xét nghiệm cả những trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nhẹ; tăng cường giám sát dọc biên giới; cần thiết lấy mẫu thí điểm trên cộng đồng nhất là người buôn bán, vận chuyển, tiếp xúc gia cầm.
Để chủ động phòng ngừa dịch cúm A H7N9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
(t/h)
Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A/H7N9 theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
– Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
– Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bạn cũng cần chú ý các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A/H7N9:
– Sốt cao 39 – 40 độ C.
– Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
– Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
– Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
– Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
– Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
– Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.
- thực phẩm sạch li>
- cục chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- cúm gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- h7n9 li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cúm a li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- người chăn nuôi li>
- chế biến sữa li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất