[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, hiện nay cả nước có 32 tỉnh thành có nghề trồng dâu nuôi tằm, với diện tích trồng dâu khoảng 15.000 ha, riêng tỉnh Lâm Đồng có hơn 8.500 ha và chiếm 73% sản lượng tơ của cả nước. Dự kiến năm 2020 ngành dâu tằm Việt Nam đạt trên 2.000 tấn tơ và 7 triệu mét lụa các loại. Cả nước hiện nay có tất cả 39.942 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm. Vùng Bắc Bộ chỉ chiếm 24,09%tổng diện tích dâu cả nước song do quy mô của dâu của hộ nhỏ nên có tới 14.604 hộ; vùng Tây nguyên có 14.697 hộ; vùng Bắc Trung bộ có 5.812 hộ.
Cây dâu, con tằm sinh sôi ở Yên Bái
Trồng dâu để nuôi tằm tại Yên Bái
Tại miền Bắc, trồng dâu nuôi tằm là nghề xuất hiện lâu đời, trước đây rất phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Hồng, người ta thường nhớ tới những bãi dâu xanh mướt dài tít tắp bên bờ các con sông: sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Thái Bình… Thế nhưng ngày nay, hầu hết các bãi dâu ven những con sông này đã biến mất. Trong khi người dân ở đồng bằng đã gần như “đoạn tuyệt” với cây dâu, con tằm, thì những năm gần đây, nghề trồng dâu nuôi tằm đã và đang phát triển mạnh mẽ tại tỉnh Yên Bái, đặc biệt là xuất phát từ huyện Trấn Yên đã phát triển ra nhiều huyện khác.
Ông Nguyễn Đức Mầu – Phó chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho hay, đến nay, Trấn Yên đã hình thành được vùng trồng dâu rộnglớn với quy mô 760 ha và gần 2.000 hộ nuôi tằm; sản lượng kén năm 2020 dự kiến đạt 1.000 tấn. Cây dâu đã được người dân trồng thay thế cây lúa trên diện tích đất thiếu nước sản xuất và những cây trồng kém hiệu quả khác.
Năm 2018 huyện Trấn Yên mời Công ty cổ phần dâu tằm tơ miền Bắc liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện trong việc đầu tư nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua các Tổ hợp tác và Hợp tác xã; đồng thời, cử cán bộ tập huấn, chuyển giao công nghệ xây phòng cách ly riêng biệt cho từng tuổi tằm để tránh lây chéo; rắc vôi bột khi tằm ngủ và thức dậy để khử trùng và để tuổi tằm được đồng đều; kỹ thuật băng tằm, san tằm và ứng dụng nuôi tằm con trên khay nhựa….
Nuôi tằm tại HTX Sơn Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, nên năng suất lá dâu trung bình đạt 30-32 tấn/ha/năm, một số diện tích đầu tư thâm canh tốt năng suất đạt 35-37 tấn/ha/năm. Hiện nay 1ha trồng dâu có thể cung cấp lá cho 5 hộ nuôi tằm với quy mô 3-4 vòng trứng/lứa, 7-8 lứa/năm, hệ số sản xuất bình quân đạt 1,8- 2 tấn kén/ha dâu/ năm. Đến nay, toàn huyện Trấn Yên đã thành lập được 85 Tổ hợp tác và 10 Hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm liên kết với Công ty cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc. Trong đó, Công ty cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc, HTX dâu tằm tơ Việt Thành và 20 hộ nuôi ươm tằm con tập trung để cung ứng tằm giống cho gần 2.000 hộ nuôi tằm lớn lấy kén.
Huyện Trấn Yên Phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng dâu nuôi tằm toàn huyện đạt trên 1.200 ha; sản lượng kén đạt trên 2.200 tấn, nâng mức thu nhập của người trồng dâu nuôi tằm lên gấp 4 lần so với trồng lúa.
TS. Lê Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương cho hay, trước đây người dân trồng dâu bằng hom, kỹ thuật canh tác rất đơn giản, nhưng thời gian khai thác ngắn, năng suất lá rất thấp. Hiện Trung tâm chúng tôi đã chuyển giao những giống dâu lai cho nông dân trồng, với ưu điểm có bộ rễ rất khỏe, thời gian trồng khai thác kéo dài trên 20 năm, năng suất thu hoạch lá rất cao, lên tới 35 tấn/ha/năm, trong điều kiện canh tác cao có thể lên tới 40 tấn/ha.
Trước đây, người dân tự cho tằm đẻ trứng, các giống tằm truyền thống cho năng suất rất thấp, chất lượng tơ kém, đó là lý do sản phẩm tơ của ta nhiều năm bị tơ Trung Quốc đánh bạt. Bây giờ tổ chức các cơ sở nuôi tằm con riêng, các cơ sở này nuôi tằm kỳ 1 đến kỳ 3, sang kỳ 4 thì chuyển giao cho dân nuôi. Nông dân chỉ cần nuôi trên 10 ngày là tằm đã làm kén. Ngày nay, với công nghệ nuôi tằm trên nền nhà, sử dụng né gỗ hình vuông thay cho né rơm, né tre trước đây, nhờ vậy đã đơn giản hoá các thao tác, giảm được 50% nhân công trong nuôi tằm. Thời gian nuôi tằm ngắn sẽ tăng lứa lên nhiều lần, giúp nông dân mở rộng quy mô nuôi. Chính nhờ những tiến bộ kỹ thuật mới này đã giúp ngành nuôi tằm thay đổi diện mạo rất nhanh trong thời gian vừa qua.
Lệ thuộc nguồn giống từ Trung Quốc
TS. Hoàng Xuân Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Việt Nam cho hay, dự án: “Phát triển nông thôn mới thông qua thiết lập mô hình các làng mẫu để nâng cao giá trị gia tăng cho tằm tơ tại Yên Bái”, được tài trợ bởi Tổng Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA) đã thực hiện nhiều việc: Khảo sát hiện trạng chuỗi giá trị dâu tằm tơ tại Việt Nam; khảo sát 400 tác nhân trong chuỗi dâu tằm tơ tại các tỉnh Lâm Đồng, Thanh Hóa, Yên Bái, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội; hướng dẫn nông dân tham gia mô hình xây dựng điều lệ HTX và lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ thành lập và củng cố một số HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dâu tằm tơ.
Vừa qua, Dự án đã hoàn tất Báo cáo hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị dâu tằm tơ tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy, nghề nuôi tằm ở Việt Nam đang có xu hướng giảm nuôi tằm kén vàng, mở rộng quy mô nuôi tằm kén trắng. Bởi, năng suất tằm kén vàng chỉ bằng ½ năng suất tằm kén trắng; chất lượng tơ kén vàng kém, sợi tơ ngắn, không đều, không trơn bóng, không đạt yêu cầu độ gai gút…
Những năm qua, nghề trông dâu nuôi tằm thu hẹp ở khu vực ĐBSH, nhưng đang mở rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện sản phẩm lụa tơ tằm kén vàng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Myanmar để họ dệt váy, sản phẩm thổ cẩm, trang phục truyền thống.
Ra mắt Hợp tác xã dịch vụ dâu tằm Sơn Thịnh
Đối với sản phẩm lụa tơ kén trắng: chủ yếu xuất sang Ấn Độ, Châu Âu, Nhật Bản để phục vụ làm thời trang cao cấp, giá trị lớn. Hiện nuôi tằm giống tằm kén trắng: 100% tại miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; 40% tại ĐBSH.
Thực trạng hiện nay, giống tằm sản xuất trong nước chất lượng kém hơn, năng suất chỉ bằng 2/3 so với giống tằm Trung Quốc, sợi tơ ngắn hơn. Những giống tằm sản xuất tơ A 3A, các loại tơ (5A và 6A) để sản xuất trang phục cao cấp đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Brazil. Hiện mỗi năm, nước ta phải nhập khẩu 500.000 hộp trứng giống tằ (20g/hộp) từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Chất lượng giống nhập về không đảm bảo, do khi nhập tiểu ngạch, kiểm soát của các cơ quan rất phức tạp khiến kéo dài thời gian dẫn đến trứng hỏng, trứng nở, khi nhập về nuôi khiến tằm bệnh chết nhiều. Năm 2020 có khoảng 4.000 hộp trứng tằm nhập về bị thiêu hủy, thiệt hại tính tương đương với 80 tấn kén và 100 ha dâu.
Theo ông Lê Quang Tú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dâu Tằm Tơ Việt Nam, tại Việt Nam, do chất lượng tằm con chưa được tốt, người nuôi tằm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên vẫn còn tình trạng cho tằm ăn dâu ướt, dâu không đúng tuổi tằm. Nhiều hộ nuôi quá dày và không có biện pháp hữu hiệu để giảm nhiệt độ, ẩm độ khi nuôi khiến tằm con chết, còi cọc làm giảmchất lượng kén. Hiện nay, gần 90% diện tích là dâu giống cũ, năng suất lá chỉ cho 8 – 10 tấn/ha, cho thu 1 tấn kén; trong khi một số nước láng giềng 1ha dâu của họ cho thu 40 – 50 tấn lá, thu 3 – 5 tấn kén.
“Dù sản lượng tơ gia tăng từng năm, nhưng hiện nay mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hàng ngàn tấn tơ từ Trung Quốc, Brazil… để gia công cho Matsumura (Nhật Bản) xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Pháp. “Ngay từ bây giờ, nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển mạnh mẽ ngành dâu tằm tơ thì 10 – 15 năm tới chúng ta sẽ không đủ nguyên liệu để sản xuất”, ông Tú nói.
Cần chú trọng khoa học và nhân lực
TS. Lê Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương cũng nêu vấn đề: “Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng được giống đa hệ kén vàng. Còn giống tắm lưỡng hệ kén trắng mới chỉ đáp ứng được dưới 10% nhu cầu sản xuất. Đây là vấn đề tồn tại đã lâu. Nguyên nhân do hệ thống nhân giống tằm của nước ta đã bị vỡ hết trong giai đoạn khủng hoảng (1995-2010). Chúng tôi kiến Bộ NN&PTNT có chính sách phát triển hệ thống giống. Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng đàm phán với phía Trung Quốc thống nhất các tiêu chí về kiểm dịch, từ đó các doanh nghiệp có thể nhập khẩu trứng giống tằm bằng đường chính ngạch, đảm bảo kiểm soát được nguồn giống”.
TS. Hoàng Xuân Trường – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp Việt Nam nêu khuyến nghị Bộ NN&PTNT cần có chính sách hỗ trợ nhập khẩu trứng tằm chính ngạch; nhập giống tằm để nhân giống trong nước; thúc đẩy hỗ trợ các Cơ quan nghiên cứu nhân giống tằm trong nước; đầu tư trang thiết bị, nguồn kinh phí nghiên cứu nhân giống tằm. Bộ cần ban hành Quy định về quản lý giống tằm. Cần tập trung vào đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho các hộ mới tham gia hoạt động. Cần thúc đẩy liên kết các hộ trồng dâu nuôi tằm để thành lập các HTX trồng dâu, nuôi tằm trong vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; Liên kết giữa các HTX trồng dâu nuôi tằm với các trung tâm ươm tơ, dệt lụa để quản lý nguồn nguyên liệu.
CHU MINH KHÔI
Một nút thắt lớn nhất là hiện rất thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật của ngành dâu tằm. Trước đây, Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có khoa Dâu tằm, thế nhưng từ năm 1991, Trường này đã không còn đào tạo khoa Dâu tằm, khiến cả nước không có Trường nào đào tạo nhân lực cho ngành. Bởi vậy, cần phải khôi phục lại đào tạo kỹ sư, nhân lực thì mới phát triển được ngành dâu tằm đủ sức cạnh tranh với các nước.
- Yên Bái li>
- HTX Sơn Thịnh li>
- chăn nuôi tằm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Cho tôi hỏi về cách trồng dâu nuôi tằm.