[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong tháng 01/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng so với cuối tháng 12/2020. Các doanh nghiệp phân phối trong nước đã bắt đầu triển khai nhiều chương trình bình ổn giá thịt lợn với cam kết cung cấp nguồn thịt lợn chất lượng và bình ổn giá trực tiếp đến người tiêu dùng.
Thị trường thế giới
Trong tháng 01/2021, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng so với cuối tháng 12/2020. Ngày 28/01/2021 giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 02/2021 dao động ở mức 70,7 UScent/lb, tăng 4,6% so với cuối tháng 12/2020 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2020, thị trường chăn nuôi lợn thế giới bị thiệt hại khá nặng khchịu tác động từ cả dịch tả lợn châu Phi (ASF) và đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị gián đoạn tại Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu, nơi dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng tới nhu cầu thịt lợn gia tăng tại một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch ASF như Trung Quốc.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, năm 2021 sản lượng thịt lợn toàn cầu sẽ tăng khoảng 4% so với năm 2020 nhờ sự phục hồi sản xuất tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch ASF, cũng như sự phục hồi từ tác động của đại dịch Covid-19.
Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu ước không thay đổi ở mức 10,8 triệu tấn, trong khi nhu cầu thịt lợn dự kiến tăng trở lại nhờ điều kiện kinh tế cải thiện và ngành dịch vụ nhà hàng, thực phẩm phục hồi. Các nhà nhập khẩu lớn như Mê-hi-cô, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đều được dự báo nhu cầu tăng cao hơn trong năm 2021.
Theo USDA, nhập khẩu thịt lợn trong năm 2020 của Nhật Bản ước giảm 4,6%, xuống gần 1,43 triệu tấn, với nhu cầu tiêu thụ cũng giảm nhẹ 1,45% xuống 2,71 triệu tấn.
Các thị trường khác, gồm Hoa Kỳ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Phi-líp-pin, cũng được dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong năm 2020 giảm so với 2019. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Phi-líp-pin giảm mạnh nhất, giảm 21,2% xuống hơn 1,4 triệu tấn. Theo sau là Braxin, giảm 6,1% xuống hơn 2,9 triệu tấn. Mê-hi-cô, Hàn Quốc và Hoa Kỳ được dự báo nhu cầu giảm ít hơn, khoảng 2 – 3% so với năm 2019. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ tại Nga ước tăng 1,7% lên 3,42 triệu tấn. Nhu cầu giảm tại Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Phi-líp-pin và Hoa Kỳ khiến nhập khẩu trong năm 2020 của những quốc gia này cũng được dự báo giảm lần lượt 2,5%, 17,9%, 32,4% và gần 8% so với năm 2019.
USDA: Sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc dự kiến tăng 9% năm 2021
Theo USDA, sản xuất tại Trung Quốc dự kiến tăng 9% trong năm 2021, vì các nhà sản xuất đẩy mạnh tái đàn và tận dụng giá lợn cao. Điều này có thể làm giảm sự phụ thuộc vào thịt lợn nhập khẩu. Hiện tại, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc chiếm gần 50% thương mại thịt toàn cầu và bất chấp sự sụt giảm về nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới trong năm 2021.
Trong năm 2020, đàn lợn của Trung Quốc đang dần phục hồi sau đợt dịch tả lợn châu Phi hồi cuối năm 2018, làm chết hàng triệu con lợn, gây gián đoạn nguồn cung thịt lợn và đẩy giá lên cao kỷ lục.
Sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương nước này, xu hướng giá thịt lợn tăng kéo dài suốt 2 năm qua đã chững lại. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, dịch Covid-19 đang bắt đầu bùng phát tại một số địa phương ở Trung Quốc, buộc chính quyền phải ra lệnh phong tỏa khiến việc vận chuyển, phân phối thịt lợn bị chậm trễ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán 2021 khiến giá thịt lợn cũng tăng trở lại. Giới phân tích nhận định, giá lợn chỉ tăng nhẹ trong dịp Tết Nguyên đán 2021 do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, sau đó giá có thể giảm do nhu cầu giảm.
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2020 đạt 41,13 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm 2019, đây là mức phục hồi sau khi bị thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi làm sản lượng năm 2019 giảm tới 21%.
Trước đó, các chuyên gia đã dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2020 giảm mạnh sau khi dịch tả lợn châu Phi tàn phá đàn lợn giống của Trung Quốc từ giữa năm 2018. Theo số liệu công bố, đàn lợn của Trung Quốc vào cuối năm 2020 đã tăng lên 406,5 triệu con, so với mức 370,39 triệu con vào cuối tháng 9/2020.
Tổng đàn lợn đã gần bằng 90% mức bình thường hàng năm trước khi bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) vào tháng 11/2019, nhưng nhập khẩu thịt lợn và nội tạng vẫn tiếp tục tăng.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2020 Trung Quốc đã nhập khẩu 9,91 triệu tấn thịt (kể cả nội tạng), trị giá 30,73 tỷ USD, tăng 60,4% về lượng và tăng 59,6% về trị giá so với năm 2019/
Trong nước
Trong tháng 01/2021, giá lợn hơi có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng. Hiện giá lợn sống dao động trong khoảng 80.000 – 84.000 đồng/kg, tăng 3.000-5.000 đồng/ kg so với cuối tháng 12/2020.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 141,14 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 334,44 triệu USD, tăng 382,1% về lượng và tăng 502,9% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, Bra-xin, Nga, Ca-na-da, Hoa Kỳ và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong năm 2020.
Chính phủ đang khuyến khích các chương trình chăn nuôi gia súc, đặc biệt là bò, để đáp ứng nhu cầu nội địa. Kế hoạch quốc gia về chăn nuôi bò giai đoạn 2021 – 2030 đặt mục tiêu tăng trưởng sản xuất hàng năm đạt 6%. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ hướng đến thúc đẩy tỷ lệ bò lai giống lấy thịt lên 70%, từ mức 58% hiện nay. Sản lượng thịt bò nội địa Việt Nam chỉ đáp ứng 30% nhu cầu, phần còn lại đáp ứng thông qua nguồn nhập khẩu.
Tâm An tổng hợp
- ngành thịt li>
- bản tin ngành thịt li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất