Sau 5 lần thí nghiệm, vắc xin có khả năng bảo hộ 100% số lợn được tiêm. Trong điều kiện sản xuất con số này là 80%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện việc kiểm nghiệm và dự kiến triển khai khảo nghiệm trong tháng 5/2021. Nếu mọi điều kiện thuận lợi, dự kiến chỉ vài tháng nữa Việt Nam sẽ có vắc xin (mua – bán) phục vụ trong nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật. Theo đó, Bộ NNPTNT cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước có 718 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 162 huyện của 37 tỉnh, thành phố, với số lợn buộc phải tiêu hủy trên 36.000 con. Dịch bệnh xảy ra ở các hộ, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn sinh học.
Tính đến thời điểm này, cả nước có 390 ổ dịch tại 28 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn, tăng đàn lợn. Hết quý I/2021, đàn lợn có khoảng 27 triệu con, tăng khoảng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ NNPTNT cho biết đang hoàn thiện việc kiểm nghiệm vắc xin và dự kiến triển khai khảo nghiệm trong tháng 5/2021
Cả nước đã tổ chức xây dựng thành công 116 cơ sở và chuỗi chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi (cả nước hiện nay có 1.138 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn an toàn với các bệnh tại 50 tỉnh, thành phố).
Bộ NNPTNT cho biết, ngay sau khi Hoa Kỳ công bố kết quả nghiên cứu, chọn lọc được chủng virus để sản xuất vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi, bộ đã chỉ đạo Cục Thú y cùng với các doanh nghiệp (Công ty Navetco) chủ động hợp tác chặt chẽ với đối tác Hoa Kỳ để tiếp nhận chủng giống, tổ chức nghiên cứu, đánh giá an toàn, hiệu lực của vắc xin.
Theo báo cáo của Công ty Navetco, sau 5 lần thí nghiệm, vắc xin có khả năng bảo hộ 100% số lợn được tiêm và công cường độc trong phòng thí nghiệm. Trong điều kiện sản xuất cho thấy đã bảo hộ được 80% số lợn được tiêm vắc xin, công cường độc.
Bộ đang tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Hoa Kỳ tổ chức nghiên cứu, sản xuất, đánh giá chất lượng vắc xin DTLCP và ban đầu đã thu được những kết quả tích cực, được Hội đồng khoa học của Bộ đánh giá cao. Bộ NNPTNT cho biết đang hoàn thiện việc kiểm nghiệm và dự kiến triển khai khảo nghiệm trong tháng 5/2021.
Nếu mọi điều kiện thuận lợi thì cuối quý II và đầu quý III sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi thương mại để phục vụ cho phát triển chăn nuôi trong nước.
Đối với bệnh lở mồm long móng, theo Bộ NN&PTNT, đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 73 ổ dịch lở mồm long móng thuộc 35 huyện tại 14 tỉnh. Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT chỉ đạo Cục Thú y nộp hồ sơ đề nghị Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xác nhận Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 – 2025 của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các nước.
Lo ngại nhất hiện nay là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Đáng lo ngại nhất hiện nay là bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Bệnh mới xâm nhiễm vào Việt Nam từ tháng 10/2020, song lây lan rất nhanh. Tính đến ngày 18/5, cả nước đã có 2.386 ổ dịch tại 33 tỉnh, thành phố, với tổng số gia súc mắc bệnh là 53.244 con trâu, bò. Trong đó, số trâu bò chết, buộc tiêu hủy là 7.300 con.
Hiện nay, cả nước có 1.261 ổ dịch tại 183 huyện của 26 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 42.536 con.
Để phòng chống bệnh hiệu quả, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp theo quy định 3 loại vắc xin với số lượng 4,12 triệu liều (bảo đảm tiêm phòng cho 50% tổng đàn trâu, bò của cả nước). Các doanh nghiệp đã nhập khẩu 2,78 triệu liều; đã cung ứng trên 1,5 triệu liều cho 30 tỉnh, thành phố để tiêm phòng.
Hiện trong kho của các doanh nghiệp còn hơn 1 triệu liều vắc xin và sẽ tiếp tục nhập khẩu 1,34 triệu liều trong tháng 5/2021.
Dương Hưng
Nguồn: Báo Tiền Phong
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất