Mô hình nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho vật nuôi của anh Lê Minh Hiếu, ngụ ấp Phước Hữu, xã Long Phước, thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) mấy năm nay rất thành công và giảm nhiều chi phí thức ăn chăn nuôi, bổ sung nguồn đạm thay thế cám nuôi, giúp vật nuôi mau lớn.
Anh Lê Minh Hiếu giới thiệu mô hình gây ruồi lính đen.
Anh Lê Minh Hiếu cho biết, cách đây 3 năm anh có đi công tác tại tỉnh An Giang và biết đến mô hình nuôi ruồi lính đen. Tuy nhiên, mô hình anh được tham quan đều là những mô hình theo cách nuôi khô với bã đậu, rác thải và phân bò. Với cách nuôi đó anh thấy có nhiều điểm không phù hợp.
Chính vì vậy, khi về nhà anh đã mày mò nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về đặc tính, môi trường sinh sống của ấu trùng ruồi lính đen. Sau một thời gian nghiên cứu, anh Hiếu đã nuôi thử nghiệm ruồi lính đen trong hỗn hợp cấy vi sinh, với nguyên lý sử dụng vi sinh để xử lý mùi hôi, khắc chế vi khuẩn có hại để tạo nên vi khuẩn có lợi tạo ra môi trường có lợi.
Anh Hiếu dùng chế phẩm sinh học kết hợp với mật mía, nước sạch và cho ấu trùng ruồi lính đen mới nở vào môi trường này sinh sống. Lúc mới nuôi, anh Hiếu phải mua trứng ruồi lính đen từ các trại giống từ tỉnh An Giang về nhưng đến nay anh đã biết cách tự nhân giống mà không cần phải mua ngoài.
Hiện nay, trang trại nuôi ruồi lính đen của anh Hiếu có diện tích khoảng 200 m2, với mỗi lần nuôi khoảng 1 gram trứng sẽ ra được 300 kg ấu trùng thương phẩm trong vòng 12 ngày.
Anh Hiếu chia sẻ thêm, vòng đời của ruồi lính đen kéo dài hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen. Con trưởng thành sống khoảng 3 – 5 ngày, không ăn uống, sống dưới bóng cây. Ấu trùng ruồi lính đen tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với việc đẻ trứng và quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác, nên đây là vật nuôi có lợi với môi trường và là thức ăn rất tốt đối với gia súc, gia cầm.
Thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng là 43 – 51% protein, 15 – 18% chất béo, 2,8 – 6,2% canxi, 1 – 1,2% phốt pho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi như lợn, gà, vịt…, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất để nuôi vịt, gà, cá, tôm, cua… Ấu trùng ruồi có thể cô đặc, sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Anh Lê Minh Hiếu sử dụng ấu trùng ruồi lính đen thương phẩm làm thức ăn cho gà thay thế nguồn thức ăn từ cám công nghiệp.
Hiện tại, với số lượng nuôi là 300 kg ấu trùng ruồi lính đen/12 ngày, với cách phối trộn thủy phân ấu trùng ruồi lính đen, thủy phân cá cộng với bã đậu và vi sinh anh Hiếu có thể thay thế hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho đàn vịt 1.400 con, 400 con gà và hàng trăm con cá các loại đang được nuôi tại trang trại của gia đình.
Với cách phối trộn thức ăn này, anh Hiếu nhẩm tính chưa đến 3.000 đồng/kg thức ăn, rẻ hơn trên 50% chi phí 1 kg cám công nghiệp đang tăng cao như hiện nay. Anh Hiếu so sánh, với khoảng 1.000 con vịt nuôi thương phẩm, với giá cám công nghiệp như hiện nay, người chăn nuôi tốn khoảng 80 triệu đồng tiền cám công nghiệp cho vịt từ khi nuôi đến khi xuất chuồng. Còn với cách nuôi từ ấu trùng ruồi lính đen thủy phân này chỉ tốn khoảng 35 triệu đồng tiền chi phí thức ăn.
“Với cách nuôi lấy thức ăn từ ấu trùng ruồi lính đen này vật nuôi rất nhanh lớn do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cao, tỷ lệ rủi ro do dịch bệnh cũng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy rất tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng vật nuôi”, anh Hiếu thông tin thêm.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc sử dụng côn trùng trong chăn nuôi rất phổ biến trên thế giới. Ruồi lính đen được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc công nhận là giống côn trùng được ưu tiên xử lý rác thải và sử dụng hàm lượng protein thay thế cho các thức ăn cho một số vật nuôi. Mô hình nuôi ruồi lính đen của anh Hiếu là mô hình còn khá mới và đang rất thành công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhị Hoàng
Nguồn: TTXVN
- nuôi ruồi lính đen li>
- mô hình nuôi ruồi lính đen li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất