[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với những hành động, quyết sách tích cực của cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có nhiều chuyển biến trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Lần đầu tiên xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Sữa – một sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc
Nguyên một lãnh đạo Cục chăn nuôi thổ lộ rằng, thời của ông, cứ mỗi lần tổng kết cuối năm, luôn bị tư lệnh của ngành Nông nghiệp chê lên, chê xuống. Nguyên nhân vì kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi khi nào cũng lẹt đẹt, kém cỏi so với ngành khác như trồng trọt, thủy sản hay lâm nghiệp. Còn năm 2020, ông vui mừng khi biết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm vượt mức 1 tỷ USD, tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,23 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2015 (giá trị xuất khẩu đạt khoảng 620 triệu USD.
Mới đây nhất, theo nguồn tin Cục Thú y cung cấp, 4 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 14.000 tấn sữa với giá trị xấp xỉ 80 triệu USD, gồm 300 tấn sang Trung Quốc; 11.000 tấn mật ong với trị giá 15 triệu USD.
TT |
Mặt hàng |
Mã HS code |
Kim ngạch XK năm 2020 (1.000 USD) |
1 |
Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh |
0203 |
29.754,2 |
2 |
Thịt và phụ phụ phẩm gia cầm sau giết mổ |
0207 |
24.794,9 |
3 |
Trứng gia cầm đã bảo quản hoặc làm chín |
0407 |
1.346,9 |
4 |
Trứng gia cầm sơ chế, lòng đỏ trứng muối |
0408 |
3.496,4 |
5 |
Mật ong tự nhiên |
0409 |
70.659,5 |
6 |
Xúc xích và các sản phẩm tương tự, phụ phẩm dạng thịt |
1601 |
559,8 |
7 |
Thịt và các phụ phẩm dạng thịt đã chế biến |
1602 |
29.971,4 |
8 |
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu |
2309 |
800.783,4 |
9 |
Sữa các các sản phẩm từ sữa |
2202 |
270.000,0 |
|
Tổng cộng |
|
1.231.366,0 |
Nguồn: Cục Chăn nuôi cung cấp
Đến tháng 5/2021, các công ty của Việt Nam đã xuất khẩu được 7.000 tấn thịt gà chế biến với giá trị khoảng 32 triệu USD; 2.000 tấn thịt lợn các loại với khoảng 8 triệu USD; xuất khẩu hơn 68 tấnthịt tiệt trùng sang thị trường Hàn Quốc với giá trị hơn 500 nghìn USD Trứng gia cầm của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Singrapore, Hồng Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào và Úc. Từ đầu năm 2021, đến nay, đã xuất khẩu 1.400 tấn trứng gia cầm các loại, với gần 3 triệu trứng vịt muối và 34.000 quả trứng gia cầm giống với giá trị 2 triệu USD.
Hiện tại đã có 20 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu lông vũ sang Trung Quốc và xuất khẩu được khoảng 5.000 tấn lông vũ với trị giá 20 triệu USD sang quốc gia láng giềng này. Từ năm 2021, Việt Nam cũng xuất khẩu 300.000 con giống gia cầm giống và 3.000 con lợn giống sang Campuchia.
Vùng an toàn dịch bệnh được mở rộng
Một trang trại chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn sinh học nhìn từ trên cao ở tỉnh Bình Dương
Cùng với đó, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, phạm vi có dịch Cúm gia cầm (cấp xã) hàng năm giảm gần 3 lần so với giai đoạn trước năm 2014; số gia cầm buộc phải tiêu hủy vì bệnh Cúmgia cầm giảm gần 4 lần; ngăn chặn thành công vi rút Cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào Việt Nam. Xây dựng thành công 15 vùng (cấp huyện), trên 970 cơ sở và chuỗi chăn nuôi gia cầm An toàn dịch bệnh cúm gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn gia cầm phát triển, bảo đảm cung cấp nguồn thực phẩm trong nước và yêu cầu xuất khẩu thịt.
Cục Thú y đã tổ chức xây dựng thành công116 cơ sở và chuỗi chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với ASF làm cơ sở cho việc đàm phán xuất khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn. Việt Nam cũng xây dựng thành công 05 vùng (cấp huyện), trên 1.130 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh Lở mồm long móng. Cục Thú y đã chuẩn bị và sẽ nộp hồ sơ đề nghị OIE công nhận Chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các nước.
Tín hiệu mở cửa thị trường
Theo Cục Thú y, đối với việc xuất khẩu sữa, Cục đã hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sữa. Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu cho 9 nhà máy/19 nhà máy đăng ký của 06/08 công ty Việt Nam. Năm 2020, Cục Thú y đã đăng ký thành công tài khoản trên hệ thống truy xuất nguồn gốc của EU (TRACES IT) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong vào thị trường EU. Cục Thú y đã đàm phán thành công để xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật bản (2017), Hong Kong (2019), sang Liên minh kinh tế Á-Âu (2020).
Hiện đang tiếp tục đàm phán với Hàn QUốc, EU, Anh, các nước Trung Đông; đang đàm phán với Nhật Bản về các yêu cầu thú y đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn sang Nhật Bản. Với việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, Cục Thú y đã nộp hồ sơ đề nghị xuất khẩu từ tháng 4/2019. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và chuẩn bị cho bước kiểm tra thực tế. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ NN&PTNT đề nghị và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý tổ chức kiểm tra trực tuyến thay cho việc Việt Nam sang kiểm tra trực tiếp. Hiện nay, Cục Thú y đã trao đổi và thống nhất với Tổng cục Hải quan về nội dung kiểm tra trực tuyến; sẽ thực hiện ngay khi bên Tổng cục Hải quan Trung Quốc sắp xếp được lịch.
Cục Thú y đã đàm phán thống nhất các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu các sản phẩm thịt tiệt trùng từ Việt Nam sang Hàn QUốc.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ vẫn đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung, vì vậy nguy cơ về dịch bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, phần lớn các cơ sở chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ (trên 25.000 cơ sở), sơ chế, chế biến chưa thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu của các nước. Nhiều doanh nghiệp có tư tưởng chỉ đầu tư theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu nếu được phép xuất khẩu. Cùng với đó, việc thiếu kinh phí thực hiện các chương trình giám sát an toàn dịch bệnh, giám sát an toàn thực phẩm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Một điều quan trọng là giá thành sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam còn cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu giảm mạnh, đồng thời khó khăn trong vận chuyển do ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến sản lượng sản phẩm động vật xuất khẩu giảm so với trước khi có dịch Covid-19.
Cùng với đó, Dịch Covid-19 diễn biếnphức tạp đã ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, đánh giá rủi ro nhập khẩu một số sản phẩm động vật của Việt Nam (như việc Nhật Bản, Hàn Quốc, LB Nga đánh giá nhập khẩu thịt gà chế biến, Trung Quốc đánh giá nhập khẩu tổ yến…).
Hoặc, từng sản phẩm xuất khẩu cũng đang gặp khó khăn, cụ thể như lông vũ phải lấy từ gia cầm khỏe mạnh trong vùng an toàn dịch bệnh, được xử lý nhiệt và đảm bảo không có tạp chất. Yêu cầu cao về chất lượng, bảo quản, lưu giữ sản phẩm đáp ứng chỉ tiêu về độ đục, độ tiêu hao oxy (kể cả đối với lông vũ thành phẩm) gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một số thị trường như EU, Hoa Kỳ yêu cầu kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lông vũ đã qua xử lý nhiệt, hóa chất làm phát sinh chi phí và thời gian (Việt Nam đã miễn kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm này).
TÂM AN
ÔNG NGUYỄN VĂN LONG (PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THÚ Y): Các quốc gia ngày càng khắt khe trong việc nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật
Việt Nam chưa phải là quốc gia chưa có vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn OIE (đây là tiêu chuẩn rất khắt khe), mà Việt Nam mới chỉ có các vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam.Ngoài ra, vì dịch bệnh động vật có xu hướng lây lan nhanh qua các động vật và sản phẩm động vật nên các quốc gia có yêu cầu ngày càng khắt khe trong đánh giá các sản phẩm. Cùng với đó, việc triển khai các vùng an toàn dịch bệnh tương đối khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và mạng lưới thú y cơ sở còn mỏng như hiện nay.
- mật ong li>
- xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất