[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam, IFC sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam nâng cao công suất chăn nuôi lợn giống và lợn thịt, giúp bảo đảm nguồn cung thịt lợn an toàn và chất lượng, đồng thời cải thiện các thông lệ chăn nuôi ở Việt Nam.
Trại heo của GREEENFEED tại Cư Giút (Đắk Lắk) nhìn từ trên cao (ảnh: GREENFEED)
Khoản đầu tư trị giá 1.000 tỷ đồng (tương đương 43 triệu đô-la Mỹ) của IFC – dưới hình thức trái phiếu kỳ hạn bảy năm – sẽ cho phép GREENFEED mở rộng hoạt động chăn nuôi và sản xuất thịt lợn. Sản lượng lợn thịt của công ty dự kiến sẽ tăng thêm 750.000 con đến năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ cung ứng hơn 125.000 tấn thịt lợn mỗi năm, và theo ước tính của IFC sẽ đủ cung cấp cho thêm khoảng 385.000 người tiêu dùng thịt lợn.
Thịt lợn là nguồn cung chất đạm chủ yếu và thiết yếu cho người tiêu dùng Việt Nam, chiếm tới 70% tổng lượng tiêu thụ thịt của cả nước. Khoảng một nửa lượng thịt lợn hiện do các trang trại quy mô nhỏ cung cấp với tiêu chuẩn an toàn sinh học tương đối thấp. Tại Việt Nam, trong hai năm qua, sự lây lan mạnh của dịch tả lợn châu Phi – loại bệnh truyền nhiễm mạnh do virus gây tử vong đã ảnh hưởng đến đàn lợn trên toàn cầu –đã làm giảm đáng kể nguồn cung và khiến giá thịt lợn tăng cao. Giá lợn hơi hiện cao hơn khoảng 50% so với giá trước khi có dịch tả lợn châu Phi, vốn đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2019–2020.
Đóng góp vào việc hiện thực hóa mục tiêu 70% sản lượng thịt lợn của Việt Nam được sản xuất ở các trang trại công nghiệp hiện đại có tiêu chuẩn an toàn vi sinh cao hơn, khoản đầu tư của IFC sẽ giúp giải quyết tình trạng khan hiếm nghiêm trọng nguồn cung thịt lợn và giá cả biến động mạnh bởi dịch tả lợn châu Phi.
“Khoản tài trợ của IFC sẽ giúp GREENFEED mở rộng công suất chăn nuôi lợn, cung cấp thịt lợn an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm có nguồn gốc động vật tại Việt Nam,” ông Lý Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam cho biết.
“Hỗ trợ của IFC cũng sẽ giúp chúng tôi tiếp tục hướng đến việc trở thành đơn vị đi đầu trong chuỗi giá trị thực phẩm từ thịt lợn tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời tuân thủ các thông lệ tốt nhất của ngành tại Việt Nam và trên toàn cầu”, ông Lý Anh Dũng cho biết thêm.
Thành lập năm 2003, GREENFEED đã từng bước mở rộng từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống và hiện đang phát triển sản xuất và cung cấp sản phẩm tươi sống và chế biến đến tay người tiêu dùng. GREENFEED đã chứng minh năng lực an toàn sinh học mạnh mẽ trong suốt đại dịch tả lợn châu Phi khi không có trang trại lợn nào của công ty bị ảnh hưởng bởi dịch. Với sự hỗ trợ của IFC, GREENFEED sẽ tiên phong trong cải thiện điều kiện phúc lợi động vật tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn phúc lợi động vật châu Âu.
“Việc thực hành chăn nuôi bền vững và an toàn sinh học sẽ giúp cải thiện khả năng chống chịu của ngành chăn nuôi Việt Nam, bảo đảm nguồn cung ổn định các sản phẩm đạm động vật thiết yếu,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia, và Lào cho biết. “Với việc hỗ trợ các công ty như GREENFEED, chúng tôi đang thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vũng hơn của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong chuỗi cung ứng nông sản. Điều này sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, thúc đẩy ngành chăn nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa và áp dụng các thông lệ sản xuất tốt nhất.”
P.V
- GreenFeed Việt Nam li>
- IFC li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất