Giá lợn hơi chỉ 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi Trung Quốc khốn đốn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Giá lợn hơi chỉ 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi Trung Quốc khốn đốn

    Tuy nhiên, giá lợn hơi ở Trung Quốc có vẻ đã chạm đáy trong tháng 6, sau khi lao dốc không phanh từ đầu năm…

    Một trại lợn ở Giang Tây, Trung Quốc – Ảnh: Tân Hoa Xã.

     

    Ông Zhang Liangqing, chủ một trại chăn nuôi với khoảng 700 con lợn, là một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng giá thịt lợn kéo dài ở Trung Quốc – nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy ông Zhang và những người chăn nuôi khác có thể sẽ sớm thoát khỏi tình trạng tồi tệ này.

     

    Theo trang tin CGTN, giá lợn hơi ở Trung Quốc có vẻ đã chạm đáy trong tháng 6, sau khi lao dốc không phanh từ đầu năm.

     

    CÁC TRẠI LỢN CHẬT VẬT

     

    Hôm 22/6, giá lợn hơi ở nước này chạm mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 12 Nhân dân tệ, tương đương chưa đầy 42.000 đồng/kg. Sau đó, giá có chiều hướng hồi phục và đi ngang, dao động quanh ngưỡng khoảng 16 Nhân dân tệ/kg kể từ đầu tháng 7.

     

    Không chỉ đối mặt với giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi Trung Quốc còn bị thách thức bởi giá thức ăn chăn nuôi leo thang do nhu cầu ngô toàn cầu gia tăng mạnh.

     

    Trong bối cảnh như vậy, các trại chăn nuôi lợn ở Trung Quốc cho biết đang rất chật vật. Ông Zhang mất khoảng 2.000 Nhân dân tệ để nuôi một con lợn đạt trọng lượng xuất chuồng ít nhất 120 kg. Với giá lợn hơi như hiện nay, ông hoặc lỗ nặng hoặc cùng lắm là đủ trang trải tiền thức ăn chăn nuôi.

     

    Không giống như những công ty chăn nuôi lớn có công cụ và vốn để phòng ngừa rủi ro biến động giá thịt, những người chăn nuôi như ông Zhang phải gánh toàn bộ tổn thất. Tuy nhiên, so với nhiều chủ trại lợn khác, ông Zhang vẫn khá hơn.

     

    Trại lợn ở tỉnh Vân Nam của ông Zhang là một vòng tròn khép kín từ phối giống, sản xuất lợn giống, và nuôi lợn thịt cho tới khi xuất chuồng. Mô hình chăn nuôi này khiến trại lợn của ông Zhang có mức độ dễ tổn thương thấp hơn trước biến động thị trường, dù quy mô không lớn của trại lợn đồng nghĩa với việc ông không có nhiều dư địa để cắt giảm chi phí.

     

    “Những trại lợn như thế có thể tự sản xuất lợn giống và chọn cách không bán lợn ra thị trường khi giá thấp”, nhà phân tích Feng Yonghui thuộc trang web về chăn nuôi Soozhu nhận định.

     

    Một mô hình khác với mô hình của ông Zhang là không sản xuất lợn giống. Mô hình này được những người chăn nuôi muốn tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn ưa thích, nhưng có độ rủi ro cao hơn nhiều. Thay vì làm lợn giống, những trại lợn này mua giống từ các trại khác và nuôi cho tới khi xuất chuồng.

     

    “Khi giá thịt lợn cao, giá lợn giống cũng cao, và ngược lại”, ông Feng nói. “Đối với những trại lợn không tự làm giống, chi phí vận hành sẽ tuỳ thuộc nhiều hơn vào thị trường thịt lợn, đặt họ vào thế rủi ro cao hơn”.

     

    Khi dịch tả lợn châu Phi nổ ra ở Trung Quốc vào năm 2018, chăn nuôi lợn ở nước này đột nhiên trở thành một lĩnh vực “siêu lợi nhuận” vì một số lượng lớn những con lợn bị chết dịch khiến nguồn cung thịt trở nên khan hiếm. Nhiều công ty và cá nhân nhảy vào lĩnh vực chăn nuôi lợn nhằm kiếm lời nhanh, nhưng tình trạng lao dốc của giá thịt lợn năm nay đã phá hỏng kế hoạch của họ. Một phần do không có khả năng sản xuất lợn giống, những trại lợn như vậy đang lỗ đậm.

     

    Theo ông Feng, giá thị lợn tăng giảm là một hiện tượng khá phổ biến. “Đó là biến động có tính chu kỳ”, ông nói.

     

    Trong hai quý đầu năm nay, thị trường lợn hơi ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại. Người chăn nuôi ồ ạt bán tháo trong lúc nhu cầu thịt lợn xuống thấp do yếu tốt mùa vụ, khiến giá thịt giảm không ngừng.

     

    Từ tháng 1-5, giá lợn hơi ở Trung Quốc giảm từ 36 Nhân dân tệ/kg xuống còn 22 Nhân dân tệ/kg – mức giảm mà các nhà phân tích cho là nằm trong tầm dự báo. Tuy nhiên, tốc độ và mức độ giảm giá lợn hơi từ tháng 5 đã khiến giới quan sát bất ngờ: giá lợn hơi đã tụt gần 10 Nhân dân tệ/kg chỉ trong vòng 2 tháng.

     

    GIAI ĐOẠN TỒI TỆ NHẤT ĐÃ QUA

     

    Khi thị trường ngưng trệ, nhiều trại lợn chọn cách tiếp tục vỗ béo lợn thay vì bán với mức giá không được như ý, ông Feng cho hay. “Theo thời gian, điều này dẫn tới một số lượng ngày càng lớn những con lợn siêu to và nguồn cung thừa mứa, và đỉnh điểm là cú rơi thẳng đứng của giá thịt lợn kể từ tháng 5”, ông nói.

     

    Để vượt qua cú sốc này, ông Zhang cho biết ông tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí, nhất là chi phí thức ăn chăn nuôi. “Tôi kéo dài thời gian nuôi. Bằng cách này, thời gian từ lúc con lợn còn là lợn giống cho đến lúc xuất chuồng sẽ lâu hơn, và tôi giảm được số lợn phải xuất chuồng khi giá lợn hơi còn thấp”.

     

    Tuy nhiên, ông Zhang cũng nói rằng ông bắt buộc phải bán lợn để tránh việc tích trữ vô lý và để có tiền duy trì sản xuất. “Để sống sót được trong giai đoạn này, mỗi người đều cần hết sức kiên nhẫn” – lời khuyên của ông Zhang, một người có kinh nghiệm chăn nuôi 17 năm, dành cho những chủ trại lợn khác.

     

    “Trong những giai đoạn như thế này, tôi thường không hoảng sợ”, ông nói về kinh nghiệm của mình. “Đây là lúc tôi cần cẩn trọng hơn trong tính toán chi phí, loại bỏ những con lợn nái có khả năng sinh sản kém, và lựa chọn những loại thức ăn chăn nuôi hiệu quả hơn về chi phí”.

     

    Những người chăn nuôi bị lỗ nặng hoặc ít kinh nghiệm hơn có thể không giữ được sự vững vàng như ông Zhang.

     

    Đây chính là lúc những chủ trại lợn như vậy cảm thấy hoang mang, nhà phân tích Feng nhấn mạnh. “Nhiều người trong số họ có thể từ bỏ việc chăn nuôi hoặc giảm mạnh quy mô của trại lợn”, ông nói.

     

    Tuy nhiên, dấu hiệu phục hồi của thị trường từ cuối tháng 6 đã mang lại niềm tin cho các trại lợn ở Trung Quốc. Sự can thiệp đúng lúc và mạnh mẽ của cơ quan chức năng đã củng cố triển vọng cho thị trường, ông Feng nói.

     

    Trong nỗ lực bình ổn thị trường, Uỷ ban Phát triển và cải cách Quốc gia Trung Quốc (NDRC) tuần trước tuyên bố sẽ mua vào thịt lợn để dự trữ theo một chương trình khẩn cấp nhằm hỗ trợ giá thịt.

     

    Động thái này diễn ra 5 ngày sau khi tỷ lệ giữa giá lợn hơn với giá thức ăn chăn nuôi – một chỉ số phản ánh chi phí và lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi lợn – giảm dưới ngưỡng quan trọng, kích hoạt mức cảnh báo cao nhất trong cơ chế cảnh báo quốc gia về giá thịt lợn.

     

    “Việc can thiệp này sẽ khuyến khích người chăn nuôi tiếp tục sản xuất và ngăn nguy cơ xảy ra một đợt sụt giảm mới”, ông Feng nói. “Nếu Chính phủ không can thiệp, đàn lợn có thể giảm mạnh, gây trệch hướng sự phục hồi của hoạt động chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi”.

     

    “Chiến dịch mua thịt lợn dự trữ của NDRC chưa chính thức bắt đầu, nhưng niềm tin trên thị trường đã được cải thiện, và giá thịt sẽ tiếp tục tăng khi việc mua vào bắt đầu. Tôi cho rằng thị trường thịt lợn Trung Quốc đã đi qua thời điểm khó khăn nhất trong năm nay”.

    Tác giả: An Huy

    Nguồn: VnEconomy

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.