[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa giảng dạy, đội ngũ giảng viên của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vừa tích cực nghiên cứu các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, thú y.
Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
Nghiên cứu sử dụng một số cây thức ăn xanh trong chăn nuôi để chế biến bột lá bổ sung vào khẩu phần của gia cầm nhằm tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao đã được quan tâm. Mảng này gồm một số đề tài cấp bộ và đại học; phần lớn các cây thức ăn được nghiên cứu là các cây thức ăn giàu protein và sắc tố như sắn trồng thu lá, cỏ stylo, cây moringa oleifera (chùm ngây), cây Trichanthera (chè đại), cây cao lương… Nghiên cứu được thực hiện một cách bài bản từ kỹ thuật canh tác đến xác định giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến và cách thức sử dụng cho vật nuôi.
Cây moringa oleifera (chùm ngây)
Kết quả đạt được như sau: Phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã nâng cao khả năng tăng khối lượng, tăng độ vàng của da và làm cho thịt gà có hương vị thơm ngon hơn; phối hợp bột lá vào khẩu phần ăn của gà mái đẻ đã nâng cao được tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ và tỷ lệ ấp trứng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2012), Hồ Thị Bích nGọc (2012) cho thấy sử dụng từ 2-4% bột lá sắn, bột cỏ Stylo vào khẩu phần ăn, khối lượng của gà đạt cao nhất và cao hơn rõ rệt so với lô gà không bổ sung; đối với gà sinh sản sử dụng tỷ lệ 6-8% ở cả 2 bột lá đều cho năng suất trứng, tỷ lệ trứng có phôi cao hơn so với lô không bổ sung.
Bên cạnh việc nghiên cứu sử dụng các cây thức ăn xanh thuộc bộ họ Đậu, việc chuyển giao kỹ thuật trồng và sử dụng một số giống cỏ hòa thảo cho nông dân được thực hiện ở nhiều tỉnh như: NGhệ An, Sơn La, Điện Biên; điều bất ngờ là bà con nông dân miền núi lại hăng hái trồng hơn cả vùng đồng bằng. Đây là nghiên cứu nhằm tìm ra các loại thức ăn chất lượng cao, không cạnh tranh với con người, tạo ra sự phát triển bền vững trong nền kinh tế.
Mảng đề tài này bảo tồn nguồn gen gồm 7 đề tài cấp nhà nước và tỉnh, nghiên cứu trên nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau như: ngựa, bò, trâu, dê, lợn, gà. Các đề tài này đã phát hiện một số vật nuôi bản địa lâu nay bị lãng quên, phân tích gen, phục hồi và nhân giống góp phần bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở nước ta, như gà Cáy Củm, bò H’Mông, gà Lông Xước..
Tiến bộ kỹ thuật thú y
Mảng đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực thú y được đẩy mạnh và có nhiều tiến bộ. Các đề tài như “Bảo tồn một số chủng vi sinh vật trong phòng chống sâu, bệnh hại cây chè ở Thái Nguyên” do các giảng viên về vi sinh vật của Khoa thực hiện; nghiên cứu bệnh đơn bào đường máu ở gà tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị; xác định đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng đường máu do Trypanosoma spp. (bệnh tiên mao trùng) cho đàn trâu tỉnh Tuyên Quang; nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh Trichostronglidosis trâu, bò tỉnh Thái Nguyên; nghiên cứu bệnh giun sán ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang; nghiên cứu bệnh đầu đen ở gà tại tỉnh Thái Nguyên; nghiên cứu vi khuẩn gây viêm phổi kế phát trong bệnh Tai xanh ở lợn và chế tạo vắc xin đa giá phòng bệnh viêm phổi cho lợn… Sản phẩm của các đề tài trên là các phác đồ điều trị và quy trình phòng chống bệnh hiệu quả, trong đó vắc xin đa giá phòng bệnh viêm phổi cho lợn được Hội đồng Khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước về thú y tỉnh Bắc Ninh đánh giá cao.
Đặc biệt, đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 có tên là “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Trypanosoma spp. trên gia súc ở Việt Nam|” đã tạo ra sản phẩm khao học công nghệ phục vụ tốt công tác chẩn đoán và phòng dịch bệnh cho gia súc. Đề tài được triển khai ở 6 tỉnh (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lai Châu, Khánh Hòa, Tây Ninh) đã nghiên cứu tách dòng và biểu hiện gen mã hóa kháng nguyen bề mặt của tiên mao trùng, bằng công nghệ gen đã chế tạo được kháng nguyên tái tổ hợp RoTat 1.2 (loại kháng nguyên bề mặt) có ở tất cả các chủng tiên mao trùng) và sử dụng làm nguyên liệu để chế tạo bộ kit TUAF-CATT và Kit TUAF-ELISA chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc.
Các bộ KIT TUAF – CATT và Kit TUAF-ELISA có tiềm năng ứng dụng dể chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. So với phương pháp tiêm truyền chuột bạch, các phương pháp này cho hiệu quả chẩn đoán tương đương (98%). Bên cạnh đó, các bộ Kit thể hiện tính ưu việt về thời gian chẩn đoán ngắn, số mẫu chẩn đoán nhiều, tính tiện dụng và hiệu quả kinh tế, vì vậy có thể sử dụng để chẩn đoán sàng lọc, giúp điều trị kịp thời bệnh tiên mao trùng cho gia súc ở Việt Nam.
TÂM AN
- tiến bộ kỹ thuật li>
- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên li>
- cây thức ăn xanh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất