Quá trình lên men cũng như ép đùn sẽ cải thiện giá trị dinh dưỡng của cám lúa mì. Tuy nhiên, quá trình lên men của cám lúa mì có vẻ hiệu quả hơn so với ép đùn. Đây là một số kết luận từ một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Áo và Thụy Sĩ. Bởi vì lúa mì có thể được coi là loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất trên toàn thế giới sau ngô, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm về khả năng tiêu hoá của lợn với mục đích nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình lên men, ép đùn của cám lúa mì bao hàm trong một chế độ ăn cơ bản. Kết quả được đo lại bao gồm hệ số tiêu hóa biểu kiến (CTTAD) liên quan đến vật chất khô, chất hữu cơ, prôtêin thô, chất xơ thô, chiết xuất ête, tinh bột, năng lượng, phốt pho và canxi.
Các nhà khoa học kết luận rằng, cám lúa mì lên men và ép đùn gây ra một số ảnh hưởng đáng kể tới hệ số tiêu hóa biểu kiến của một số chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và năng lượng khi đưa vào thức ăn cơ bản cho lợn. Đặc biệt là, quá trình lên men dường như là chiến lược hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, “tác động tích cực tới hệ số tiêu hóa biểu kiến của phốt pho và canxi chỉ có thể được quan sát thấy ở nhóm nuôi bằng cám lúa mì lên men”.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận này nhờ thực hiện một thử nghiệm, trong đó chín con lợn đang trong giai đoạn phát triển được đo lại hệ số CTTAD trong chế độ ăn cơ bản chứa các loại cám lúa mì khác nhau, và để chứng minh sự khác biệt tương đối về CTTAD trong chế độ ăn dưới dạng là kết quả của việc thay đổi cám lúa mì.
Cám lúa mì được sử dụng dưới dạng tự nhiên, như cám ủ lên men với Lactobacillus paracasei và Lactobacillus plantarum và cám lúa mì ép đùn (EWB).
Cám lúa mì biến thể bao gồm 200 g/kg trong chế độ ăn cơ bản thiếu phốt pho.
Các kết quả thu được cho thấy CTTAD của vật chất khô tăng lên khi lợn ăn thức ăn có chứa cám lúa mì lên men (+2%), thay vì cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Tương tự như vậy, CTTAD của các chất hữu cơ cũng đã tăng lên với cám lúa mì lên men (+2%) so với cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Ngoài ra, CTTAD của các chất xơ thô (tăng 9%) đã được cải thiện với cám lúa mì lên men cũng như với cám lúa mì ép đùn, có liên quan đến cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Các CTTAD của tro đã được cải thiện với cám lúa mì lên men (+ 14%) so với cám lúa mì ở dạng gốc của nó.
Tương tự, các giá trị CTTAD của phốt pho và canxi cũng đã được nâng lên khi cho lợn ăn chế độ có cám lúa mì lên men. Phốt pho tiêu hóa được đã tăng lên trong nhóm cho ăn cám lúa mì lên men so với các nhóm được nuôi bằng cám lúa mì ở dạng gốc của nó (+ 35%) và cám lúa mì ép đùn (+ 53%).
Tỷ lệ tiêu hóa canxi cũng đã thu được kết quả tương tự.
Trong khi CTTAD của năng lượng đã tăng lên ở nhóm cho ăn cám lúa mì lên men (+3%) và cám lúa mì ép đùn (+2%) so với nhóm ăn cám lúa mì ở dạng gốc, cân bằng dinh dưỡng và CTTAD của tinh bột là không bị ảnh hưởng bởi các phương pháp xử lý.
Tuy nhiên, CTTAD của chiết xuất ete đã tăng lên trong nhóm cho ăn cám lúa mì lên men (tăng 40%) và cũng có sự cải thiện ở nhóm cho ăn cám lúa mì ép đùn (+30%) so với nhóm cho ăn cám lúa mì ở dạng tự nhiên.
Nghiên cứu được thực hiện bởi M Kraler, K Schedle, KJ Domig, H Michlmayr và W Kneifel của trường Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học đời sống (BOKU), Vienna, Áo và D. Heine từ Buehler AG, Thụy Sĩ. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Animal Feed Science and Technology.
Tác giả: M.T. (Theo Allaboutfeed)
- khẩu phần ăn li>
- thức ăn cho heo li>
- lúa mì li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất