[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một trong những thách thức lớn đã xảy ra đối với ngành chăn nuôi ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Thậm chí, tình hình còn trở lên khó khăn khi đại dịch Covid – 19 bùng phát ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước thách thức to lớn này, ngành chăn nuôi lợn cần nhanh chóng thay đổi và thích ứng để vượt qua khó khăn.
Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo trực tuyến “Những thay đổi & thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam sau Dịch tả lợn Châu Phi & trong bối cảnh đại dịch COVID-19” do Hội Chăn nuôi Việt Nam (AHAV) và Informa Markets – Ban Tổ Chức triển lãm Vietstock tổ chức; đơn vị tài trợ Vàng: Cargill Việt Nam và Provimi Việt Nam.
Hội thảo với sự tham gia của các diễn giả: TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam kiêm Tổng biên Tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi; TS. Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hội chăn nuôi Việt Nam; ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Thu mua và Quản lý rủi ro khu vực Đông Nam Á kiêm Tổng Giám đốc Khối Thương mại Provimi Việt Nam; ông Đỗ Nguyên Khoa, Tổng Giám đốc Thương mại ngành heo Cargill Việt Nam; bà Hồ Viết Dương Hạ, Giám đốc Chiến lược và ứng dụng ngành heo Cargill Việt Nam và Thái Lan; bà Nguyễn Thị Phương Hồng, Giám đốc Truyền thông Cargill Việt Nam; bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án (ASEAN), Công ty Informa Markets Thái Lan…
Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm của gần 600 khách mời tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan chức năng, viện, trường, doanh nghiệp…
Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án (ASEAN), Công ty Informa Markets Thái Lan
Phát biểu khai mạc, bà Rose Chitanuwat, Giám đốc Chuỗi dự án (ASEAN), Công ty Informa Markets Thái Lan đã gửi lời cảm ơn đến Hội chăn nuôi Việt Nam, Nhà tài trợ vàng Cargill Việt Nam cùng toàn thể quý vị khán giả đã tham dự hội thảo trực tuyến. Bà Rose mong rằng, hội thảo sẽ cập nhật những kiến thức, thông tin bổ ích về ngành chăn nuôi lợn và đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang là mối lo âu rất lớn đối với các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi Việt Nam. Bên cạnh đó, bà cũng mong rằng Ban tổ chức Vietstock sẽ có nhiều hơn nữa những hội thảo chuyên đề với các chuyên gia hàng đầu trong ngành chăn nuôi trong thời gian sắp tới.
Tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến ngành chăn nuôi lợn
Các khách mời và diễn giả tại hội thảo
TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam kiêm Tổng biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi, đại dịch Covid-19 đã có những tác động nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi. Cụ thể:
Covid – 19 làm đứt gãy khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, giảm giá bán các sản phẩm chăn nuôi. Nguyên nhân do khó khăn trong khâu vận chuyển logistic, phát sinh thêm thủ tục, chi phí, gây ách tắc cục bộ. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi của thị trường giảm mạnh, do ảnh hưởng từ việc đóng cửa các nhà hàng, quán ăn và dịch vụ. Sản phẩm vật nuôi ứ đọng, dư thừa, phải bán tháo để giảm chi phí, hạn chế dịch bệnh. Từ tháng 7/2021 đến nay 18/8/2021 giá thịt lợn giảm mạnh, hiện bình quân từ 51.000-54.000 đồng/kg (trong khi đó đầu năm giá bán đạt trên 80.000 đồng/kg). Đây là mức giá thấp kỷ lục từ tháng 10/2019.
Đại dịch covid-19 cũng khiến cho giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng. Tính đến ngày 1/8/2021, các cơ sở TACN tăng lần 8, có doanh nghiệp lần 9, giá tăng mỗi lần dao động 200-500 đồng/kg.
Cùng với đó, dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, kéo dài ngày càng gây bất ổn trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Đại dịch đã làm tăng và phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan đến phòng và chữa bệnh, ổn định cuộc sống và xã hội. Hầu hết các khoản phí trong sản xuất và kinh doanh tăng, làm tăng giá thành sản xuất, gây bất lợi cho người chăn nuôi và tiêu dùng.
“Giá bán sản phẩm giảm sâu, sức mua giảm, sản xuất thua lỗ nên khá nhiều trang trại phải giảm quy mô, nhiều nông hộ phải bỏ trống chuồng, hậu quả ảnh hưởng đến việc làm cho người dân và an sinh xã hội”, TS Đoàn Xuân Trúc cho biết thêm.
Nguồn: TS Nguyễn Xuân Dương
Còn theo TS Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành sản phẩm chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm trung bình của khu vực, cao hơn các nước có nền chăn nuôi phát triển. Cụ thể giá thành cơ bản của lợn hơi 40.000-45.000 đồng/kg; gà công nghiệp lông trắng 20.000-22.000 đồng/kg; trứng gà công nghiệp 19.000-21.000 đồng/kg; sữa từ 9.000-10.000 đồng/kg.
“Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, đã đội giá thành lên từ 15-30%”, TS Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Chi phí thức ăn và thú y tác động đến giá thành, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Cụ thể, chi phí công và thuốc sát trùng tăng bình quân đối với chăn nuôi lợn từ 200 – 300%, với gia cầm tăng từ 30 -50%. Vắc xin và các loại thuốc kháng sinh trong phòng bệnh đối với lợn tăng 30-50%, gia cầm tăng 15-20%…
Cũng theo, TS Nguyễn Xuân Dương, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá từ 30-50%, khiến giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tăng 23-27% (ở đây có sự chia sẻ đáng kể của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi với người chăn nuôi).
Giải pháp nào để giúp ngành chăn nuôi vượt qua Covid-19?
Theo TS Đoàn Xuân Trúc, để giúp ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phát triển bền vững sau ASF và trong bối cảnh Covid-19 đó là:
(1) Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và chỉ đạo tái đàn, tăng đàn Bộ NN&PTNT.
(2) Có sớm có chính sách về lãi suất tiền vay, đất đai với ngành chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn, chăn nuôi an toàn sinh học theo chu kỳ sản xuất; thực hiện vay ưu đãi, giãn nợ, xóa nợ cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi;
(3) Cần có cơ chế chính sách để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động phân phối lưu thông, cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của ngành chăn nuôi. Cần quy định nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phục vụ trực tiếp cho chăn nuôi; các sản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa là những mặt hàng thiết yếu.
(4) Đề nghị Bộ Y tế xem xét đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất con giống vật nuôi, chế biến thịt, trứng, sữa phục vụ tiêu dùng, chuyên chở thức ăn chăn nuôi là những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng vắc xin Covid-19.
(5) Cần sớm có quy định về thu mua, giết mổ, chế biến và dự trữ thịt gà, thịt lợn khi ứ đọng, chậm do cung vượt cầu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh; giúp giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi; góp phần bảo vệ người tiêu dùng, chủ động điều hành sản xuất trong nước và lộ trình nhập khẩu thịt hàng năm.
(6) Cần kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối, cơ sở giết mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn, tính từ lợn xuất chuồng đến người tiêu dùng, bảo đảm lợi ích của người chăn nuôi, người cung ứng và người tiêu dùng; Kiểm tra, ngăn chặn nghiêm các hoạt động xuất, nhập khẩu lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm thịt lợn trái phép. có các giải pháp thiết thực để hạ giá thành con giống và lợn thịt…
Còn theo TS Nguyễn Xuân Dương, đứng trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cần thiết phải giảm chi phí trong chăn nuôi. Muốn vậy, cần tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết; tăng quy mô chăn nuôi, khuyến khích trang trại và hộ chuyên nghiệp; áp dụng công nghệ chuồng trại tiên tiến, hiện đại; công nghệ tin học trong quản lý; áp dụng quy trình phòng chống dịch bệnh, quy trình an toàn sinh học hợp lý…. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình hóa chất, thuốc thú y cho người chăn nuôi, tránh tình trạng sử dụng thuốc thú y tràn lan “đánh nhầm hơn bỏ sót” vừa làm gia tăng chi phí, vừa ảnh hưởng đến môi tường. Ngoài ra, cần sử dụng con giống tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, áp dụng chăn nuôi tuần hoàn để tận thu sản phẩm chăn nuôi.
“Các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi; tiếp tục chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, nhất là vấn đề tăng giá dịch vụ đầu vào hiện nay”, TS Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
Công nghệ giúp tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi lợn
Ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Thu mua và Quản lý rủi ro khu vực Đông Nam Á kiêm Tổng Giám đốc Khối Thương mại Provimi Việt Nam trình bày tại hội thảo
Còn ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Thu mua và Quản lý rủi ro khu vực Đông Nam Á kiêm Tổng Giám đốc Khối Thương mại Provimi Việt Nam cho biết, chúng ta đi vào thời kỳ “bão giá” nguyên liệu, khi giá các nguyên liệu chính như ngô và SBM đang biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến chi phí chăn nuôi, buộc các nhà máy thức ăn chăn nuôi và các trang trại phải tính đến việc hiệu quả sử dụng các nguyên liệu một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
Để giúp các nhà máy có thể tối ưu hóa nguồn nguyên liệu, cho ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cạnh tranh mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về dinh dưỡng cho vật nuôi, Provimi đang cung cấp 3 công nghệ quan trọng nhất cho đối tác: 1. Hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thô (NIR) ; 2. Phát triển ma trận dinh dưỡng (Reveal); 3. Cân bằng tất cả các yếu tố, đánh giá các tình huống, và đưa ra dự đoán tốt giúp khách hàng có quyết định tốt nhất (Core Diet).
Cùng với đó, Provimi cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Provisoy, giúp lợn con tiêu hóa tốt, tăng trọng nhanh và trọng lượng đều, từ đó tăng năng suất. Provisoy sử dụng công nghệ cơ thủy nhiệt có tác động tích cực đến khả năng tiêu hóa protein, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột; giúp cải thiện sức khỏe và tăng độ đồng đều; giảm tiêu chảy và tăng cường sức khỏe cho những con yếu nhất một cách an toàn, ổn định và tiết kiệm, ông Lê Văn Dũng cho biết thêm.
Còn theo ông Đỗ Nguyên Khoa, Tổng Giám đốc Thương mại ngành heo Cargill Việt Nam: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đã trải qua nhiều biến động từ bão giá, bão dịch và hiện nay cũng ảnh hưởng một cách gián tiếp từ “cơn bão” Covid-19. Để tiếp tục duy trì một trang trại chăn nuôi trong những giai đoạn khó khăn nhất, cũng như bắt kịp được những cơ hội tốt nhất khi thị trường phục hồi thì việc giữ cho đàn lợn an toàn, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cũng như tỷ lệ sống của đàn heo là vô cùng quan trọng.
Ông Đỗ Nguyên Khoa, Tổng Giám đốc Thương mại ngành heo Cargill Việt Nam trình bày tại hội thảo
Theo ông Khoa, có 2 vấn đề mấu chốt nhà chăn nuôi cần lưu ý: (1). Giữ đàn heo an toàn, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và tỷ lệ sống. Sau ASF, Cargill đã và đang áp dụng bộ giải pháp toàn diện đó là: đảm bảo an toàn sinh học, thức ăn sạch, nâng cao sức đề kháng và lớn cực nhanh. Các yếu tố này đều được quan tâm như nhau nếu muốn thành công (2). Tăng năng suất, giảm giá thành. Đây là mục tiêu của người chăn nuôi dù khi giá heo tốt và không tốt, chỉ có vậy mới có thể cạnh tranh được. Bởi khi giá heo tốt, nhà chăn nuôi sẽ tối đa hóa lợi nhuận, còn khi giá thấp thì nhà chăn nuôi sẽ lỗ ít hoặc có lợi nhuận, dù nhỏ để vượt qua khó khăn.
Cũng theo ông Khoa, hai đối tượng cần được tập trung cải thiện năng suất là đàn nái (tăng số lợn con cai sữa/nái/năm) và tăng năng suất lợn con.
Đối với lợn nái, Cargill đang áp dụng phần mềm Agriness S4 (Phần mềm quản lý trại heo, tăng PSY hàng năm). Đây là công nghệ đám mây kỹ thuật số, có thể lưu trữ lịch sử thành tích của trại, chẩn đoán năng suất trại, đánh giá được hiệu suất nhân viên tại trại; đánh giá chính xác, thuận tiện, cho ra các báo cáo năng suất và tài chính. Từ đó có thể giúp nhà chăn nuôi cải thiện được trại nái của mình.
Đối với heo con, Cargill có sản phẩm sữa Neopigg Rescue Care – sản phẩm thay thế sữa mẹ cho lợn con uống. Mục đích là giúp lợn mẹ không bị mất nhiều sức cho việc tiết sữa cho lợn con. Đối với lợn con sau cai sữa, Cargill vừa cho ra mắt có dòng sản phẩm Neopigg sử dụng công nghệ gối chất béo và tinh bột nấu chín; chế biến đạm đặc biệt và kiểm soát đạm lên men giúp lợn con lớn nhanh, khỏe mạnh, hồng hào, nặng cân, đều đàn…
Ngoài ra, hiện nay Cargill có nhiều dịch vụ giúp trại heo thành công đó là: Thiết kế giải pháp chăn nuôi hiệu quả, cung cấp giống cụ kỵ, thiết kế chương trình dinh dưỡng xây dựng chuỗi cung ứng, ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành trang trại.
Bên cạnh đó, tại phiên thảo luận của Hội thảo đã nhận được rất nhiều những câu hỏi, thắc mắc phản ánh đúng thị trường, bối cảnh của ngành chăn nuôi và chuyên gia tiếp nhận và giải đáp trực tuyến.
HÀ NGÂN
ASF khiến ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam thay đổi cơ bản
Theo TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi, ngành chăn nuôi lợn có những thay đổi cơ bản sau biến cố dịch tả lợn châu Phi xảy. Cụ thể như sau:
1.Tổng đàn lợn giảm, đặc biệt đàn nái. Đến cuối tháng 12/2019 nước ta đã phải tiêu hủy 5,95 triệu con lợn, tổng trọng lương trên 340 ngàn tấn, tương đương 9% tổng lượng lợn hơi năm 2019. Tổng đàn lợn nái sụt giảm mạnh từ gần 4 triệu con xuống chỉ còn 2,7 triệu con. Tương đương giảm tới 33% đàn lợn nái.
2. Giá lợn tăng cao chưa từng có và thiết lập mặt bằng giá mới: Từ đầu tháng 4/2020, giá thịt lợn hơi xuất bán tại chuồng có xu hướng tăng, có thời điểm giá thịt lợn hơi tăng cao và cán mốc 100 ngàn đồng/kg.
3. Nhiều hộ chăn nuôi và trang trại bỏ trống chuồng hoặc chuyển đổi nghề khác: Theo Tổng cục Thống kê, nông hô nuôi lợn giảm từ gần 3 triệu hộ năm 2019 (01/4/2019) xuống còn trên 2 triệu hộ năm 2021 (01/01/2021); giảm 911.629 hộ (tương đương 30,77%). Tuy nhiên, đàn lợn của doanh nghiệp đã tăng mạnh, theo đó, nếu chỉ tính riêng 16 Công ty có quy mô lớn, tại thời điểm tháng đầu năm 2021 đã có đàn nái tăng trên 30% và đàn lợn thịt tăng 71% so với thời điểm trước khi xảy ra dịch ASF (01/01/2019).
4. Sản lượng thức ăn chăn nuôi lợn lần đầu tiên trong lịch sử thấp hơn so với sản lượng thức ăn chăn nuôi cho gia cầm. Cụ thể, năm 2020, sản lượng thức ăn chăn nuôi cho lợn chiếm 43,8%, thức ăn chăn nuôi cho gia cầm chiếm 52,7%.
5. Lần đầu tiên VIệt Nam nhập khẩu thịt lợn sống về giết mổ và kỷ lục về nhập khẩu thịt lợn đông lạnh. Tổng lượng thịt và phụ phẩm từ lợn nhập khẩu trong năm ước đạt gần 232 nghìn tấn, cao gấp gần 2 lần so với năm 2019. Năm 2020, số lượng lợn sống nhập về Việt Nam đạt 491.457 con, trong đó lợn giống là 43.806 con (1.219 con đực).
6. Xuất hiện nhiều dự án chăn nuôi lớn và siêu lớn do các công ty trong nước và FDI đầu tư như New Hope, De Heus và HÙng Nhơn, Xuân Thiện, KDI Holdings, Japfa, C.P…
Qúy độc giả có thể xem lại toàn bộ cuộc Hội thảo qua link youtube sau: https://www.youtube.com/watch?v=Tfot7CFhWCE
- cargill li>
- ngành chăn nuôi lợn li>
- Provimi Việt Nam li>
- tác động của đại dịch Covid-19 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất