[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày nay, “an toàn sinh học trong chăn nuôi” đã trở thành cụm từ phổ biến và quen thuộc với người chăn nuôi. Nhiều công ty sản xuất thuốc thú y đã ra các loại sản phẩm khử trùng chuồng trại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người chăn nuôi có thể không mua được những sản phẩm khử trùng hiện đại. Trong khi đó, có một số dòng thuốc khử trùng rất thông dụng thì lại chưa có quy trình tiêu chuẩn sử dụng chung, thậm chí còn hiểu nhầm về cách sử dụng. Ba trong số những loại hóa chất khử trùng thông dụng, dễ kiếm nhất là Vôi, I-ốt (dưới dạng Povidon Iod) và Cloramin. Bài viết này giới thiệu cách sử dụng Vôi, Povidon Iod và Cloramin trong khử trùng chuồng trại chăn nuôi.
1. Vôi
Có nhiều từ để mô tả các trạng thái khác nhau của vôi và việc hiểu đúng về những tên gọi này sẽ đi kèm với cách dùng khác nhau.
Vôi bột (CaO)
Đá vôi (CaCO – Canxi cacbonat): Là một loại đá trầm tích. Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn, cát, bitum… nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen.
Vôi sống (CaO – Canxi oxit): Vôi sống (có nơi gọi “vôi cục”) là sản phẩm khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao. CaO không sát khuẩn được
Vôi bột (bột vôi): Là dạng tinh thể bột có màu trắng, thu được khi ngâm vôi sống với nước (quá trình tôi vôi). CaO gặp điều kiện ẩm => là CaO + H2O = Ca(OH)2. Dung dịch có chứa canxi hydroxit gọi chung và vôi nước và có tính khử trùng mạnh.
Vôi sữa (sữa vôi): Là dung dịch Ca(OH)2 chưa lọc, vẫn còn thể vẩn của các hạt canxi hydroxit rất mịn trong nước.
Nếu mô tả thông dụng thì từ đá vôi, ta nung nóng sẽ được vôi sống. Vôi sống thả vào bể nước (hố nước) được gọi là quá trình “tôi vôi”, sẽ có phản ứng sinh nhiệt và tạo ra nước vôi bão hòa, sữa vôi và vôi bột. Trong một bể vôi đã “tôi” và nguội đi sẽ có các lớp khác nhau: (1) Váng mỏng trên cùng là “dấu hiệu” để biết nước vôi bão hòa; (2) Nước vôi trong kế tiếp có tác dụng sát khuẩn; (3) Lớp dịch đặc, lỏng, màu trắng đục còn gọi là “sữa vôi” khử trùng rất mạnh. Có thể pha loãng 10%, 20% quét lên trần, tường, gốc cây. Sữa vôi cũng có thể được pha thêm nước, để lắng, khi nào thấy có lớp váng mỏng bên trên thì ta lại thu được nước vôi bão hòa.
Tuy nhiên nước vôi bão hòa khi để lâu ngoài môi trường, gặp CO2 lại tạo ngược lại CaCO3 (chính là sạn ở các hố khử trùng) => Không còn tác dụng diệt khuẩn nữa.
2. Povidone Iod và Cồn Iod
Nhiều người chăn nuôi vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và cho rằng Cồn Iod và Povidone Iod là cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, hai dung dịch này là khác nhau. Nhiều thuốc khử trùng trong thú y đều sử dụng Povidon Iod chứ không phải dùng cồn Iod.
Cồn Iod: Là hỗn hợp gồm iod, kali iodid và cồn. Nhược điểm của cồn iod là gây xót, kích ứng da và nhuộm màu da. Do vậy không dùng dung dịch cồn iod nồng độ trên 5% để sát trùng. Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.
Povidon Iod: Povidon iod là phức giữa iod và polyvinyl pyrolidon, chứa 9 – 12% iod, dễ tan trong nước và cồn. Do tạo phức nên dung dịch povidon – iod sẽ giải phóng iod từ từ, kéo dài tác dụng diệt khuẩn, nấm, virut, động vật đơn bào, kén và bào tử. Mặt khác, tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít độc hơn, vì lượng iod tự do thấp hơn, dưới 1 phần triệu trong dung dịch 10%.
Liều sử dụng: Dạng đóng chai của Povidon Iod dùng trong thú y thường là chai 1 lít với hàm lượng là 10%. Pha loãng 1 lít sản phẩm với 100 – 250 lít nước để phun khử trùng chuồng trại. Phun bề mặt (trần, vách tường, nền chuồng, lối đi) với lượng 10 lít cho 100 m2 bề mặt. Phun sương không khí chuồng nuôi với lượng 10 lít nước khử trùng đã pha cho 100 m3 không khí.
3. Cloramin B
Theo Tiêu chuẩn 10 TCN 537:2002 của Bộ NN&PTNT thì Cloramin B có dạng bột, màu trắng hay hơi vàng, thoảng có mùi Clo. Cloramin B dễ tan ttrong nước sôi, tan được trong nước mát hoặc cồn, không tan trong ete, cloroform, benzen. Cloramin B có hoạt tính ô-xy hóa khử cao, thường được sử dụng để khử trùng bề mặt. Cloramin có hoạt tính diệt vi khuẩn, nấm và virus cao, giá thành rẻ. Tuy nhiên chỉ có khả năng phát huy tác dụng trong thời gian ngắn do ion Cl+ dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng. Theo Trần Quang Huy và cộng sự (2014), Cloramin B hàm lượng 25 – 30% clo hoạt tính.
Trong công tác phòng chống dịch, các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,125%; 0,25%; 0,5% và 1,25%, 2,0% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng. Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào tỷ lệ clo hoạt tính. Việc tính toán đúng công thức Clo hoạt tính để khử trùng không dễ dàng với người chăn nuôi. Vì vậy, hướng dẫn sử dụng Cloramin B trong khử trùng đều rất chi tiết với việc cân khối lượng Cloramin B và lượng nước pha.
Cách sử dụng: Sát trùng chuồng trại dùng nồng độ 0,5% (5 g pha với 1 lít nước). Phun đều lên bề mặt chuồng trại,tường, vách… Cứ 250 lít dung dịch này phun cho 1.000 m² diện tích chuồngtrại. Sau khi phun để từ 3 – 5 giờ rồi rửa kỹ bằng nước sạch. Để khử trùng nguồn nước uống: Pha 3g với 1 m3 nước. Để ngâm 24 giờ sau mới dùng nước này cho gia súc, gia cầm uống. Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2020) về xử lý nước uống, đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.
4. Quy trình khử trùng dành cho trang trại chăn nuôi
Khử trùng chuồng trại chăn nuôi lợn
Do có nhiều thuốc khử trùng đa dạng nên việc xây dựng quy trình khử trùng chuồng nuôi cũng khác nhau tùy vào trang trại. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chuẩn (ví dụ: QCVN 01 – 14: 2010/BNNPTNT) để người chăn nuôi đối chiếu nhằm xây dựng quy trình phù hợp nhất cho trang trại của mình. Dưới đây là bảng tóm tắt hướng dẫn sử dụng Vôi, Povidon Iod và Cloramin B trong khử trùng trang trại chăn nuôi do nhóm biên tập đã tổng hợp.
Bước 1: Làm sạch cơ học (quét dọn chất thải).
Bước 2: Rửa sạch bằng nước (nếu khử trùng trong chuồng nuôi)
Bước 3: Khử trùng bằng hóa chất. Cần phun “từ ngoài vào trong”, “từ trên xuống dưới” rồi mới đến không khí chuồng nuôi. Cụ thể cần phun khử trùng vòng ngoài chuồng nuôi, sau đó khi vào trong cần phun trần, tường, lối đi rồi mới phun không khí chuồng nuôi.
Bước 4: Để khô một khoảng thời gian (thường là 1 ngày) rồi mới đưa vật nuôi vào lại chuồng.
TÊN CHẤT KHỬ TRÙNG |
LIỀU DÙNG |
CÁCH DÙNG |
THỜI GIAN THAY THẾ |
GHI CHÚ |
Vôi bột |
1 – 2 lạng/m² |
Rắc trước cửa ra, vào chuồng nuôi, nền chuồng, sân vườn, cống rãnh |
Tuần 1 lần |
Hiệu quả khử trùng thấp |
Nước vôi bão hòa |
Ngâm, rửa dụng cụ nhiễm trùng (ủng cao su) |
Tuần 2 lần |
Hiệu quả khử trùng cao. Ăn mòn đồ kim loại |
|
Sữa vôi |
10-20% |
Quét trần, tường, nền chuồng |
Khi trống chuồng |
Điều chế nước vôi bão hòa. |
Vôi cục |
Chôn với xác động vật |
|||
Cồn Iod 10% |
1 lít / 100 – 250 lít |
Phun khử trùng |
Tuần 1 – 2 lần |
|
Cloramin B |
Dung dịch 5% (5 g/lít nước) |
Phun bề mặt trần, tường, nền 0,5 lít/m2 |
60 phút lưu để sát khuẩn Tuần 1 lần |
|
|
Dung dịch 0,03% (3 g/khối nước) |
Khử trùng nguồn nước |
30 phút mới được dùng |
|
Đặng Hữu Anh1, Nguyễn Bá Hiên1, Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2
1: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Hà Nội – Hanofeed
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (2005). Quy trình tiêu độc sát trùng. http://chicuccntyhcm.gov.vn/new/2005/05/13/Quy-trinh-tieu-doc-sat-trung.aspx
2. Dương Hải (2020). Bộ Y tế hướng dẫn cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa, bão. Tạp chí Sức khỏe và Đời Sống. https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-huong-dan-cach-xu-ly-nuoc-sinh-hoat-trong-mua-mua-bao-169181814.htm
3. QCVN 01-14:2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị (2020). Hướng dẫn phương pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng và xử lý sự cố hố chôn gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ. https://sonongnghiep.quangtri.gov.vn/bai-viet/huong-dan-phuong-phap-ve-sinh-tieu-doc-khu-trung-va-xu-ly-su-co-ho-chon-gia-suc-gia-cam-trong-mua-mua-lu-54
5. Trần Quang Huy, Nguyễn Thanh Thủy, Phạm Ngọc Đính (2014). Hóa chất khử trùng trong phòng chống bệnh truyền nhiễm ở cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 3 (139).
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất