[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay có rất nhiều mô hình kết hợp trong trồng trọt và chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, không rơi vào tình trạng trúng mùa – rớt giá hay ngược lại; giải quyết tốt bài toán về môi trường; tạo nhiều việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn. Tại xã Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2018 đã hình thành mô hình chăn nuôi khép kín trùn – bò Pháp của người thanh niên trẻ Nguyễn Văn Thảo, 31 tuổi đã và đang cho nhiều kết quả khả quan.
Trang trại nuôi bò Pháp của HTX Thuận Thới
Hướng phát triển bền vững, khả thi
Anh Thảo kể: vùng quê Thuận Thới này có tổng đàn bò rất lớn, cạnh đó người dân nông thôn còn cải thiện đời sống bằng việc chăn nuôi heo, gà vịt, dê…dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nông thôn diễn ra thường xuyên và ngày một nghiêm trọng bởi đa phần nguồn phân dư thừa bị thải trực tiếp xuống sông rạch. Thêm vào đó trước xu thế phát triển giao thông nông thôn bằng đường bộ ngày càng nhiều dẫn đến việc đi lại bằng đường thủy thu hẹp dần, vì vậy các kênh mương bị lục bình phủ kín rất lãng phí. Trước tình hình trên, tôi đã lựa chọn hướng đi phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể là qui trình khép kín: trồng lục bình – nuôi bò –sản xuất trùn quế, tận dụng tối đa nguồn cỏ hiện có rất dồi dào của địa phương.
Anh Thảo nói thêm: “Nuôi bò Pháp vỗ béo lãi rất cao lại nhẹ công chăm sóc, bình quân mỗi con sau 9 tháng nuôi trừ hết chi phí còn lãi từ 30 đến 35 triệu, hiện tôi đang nuôi 20 con sẽ có lãi khoảng 700 triệu; riêng 800 mét vuông nuôi trùn quế, sau 4 tháng sẽ thu hoạch sẽ có lãi trên 200 triệu sau khi trừ hết chi phí đầu tư. Đó là chưa kể nguồn lục bình thiên nhiên cũng mang về cho tôi mỗi năm trên 20 triệu đồng cùng nguồn phân hỗn hợp từ phân bò, trùn quế, lục bình trộn lẫn cũng có thêm trên 100 triệu. Như vậy mỗi năm từ các nguồn, tôi đã có lãi trên 1 tỷ đồng”.
Ông Tô Văn Em, Chủ tịch Hội nông dân xã Thuận Thới cho biết: Thấy cách làm hiệu quả của anh Thảo, 17 nông dân địa phương đề xuất thành lập HTXNN Thuận Thới vào năm 2018 với 17 thành viên chuyên nuôi bò Pháp – trùn quế – phân hỗn hợp – dịch vụ kinh doanh tư vấn, thiết kế chuồng trại chăn nuôi bò – trùn. Dù mới thành lập nhưng mỗi năm HTX cũng đã có lãi trên 300 triệu đồng”.
Chưa dừng lại ở đó, hiện nay chính quyền địa phương đã giao cho HTX trên 30 ha mặt nước để triển khai mô hình du lịch xanh kết hợp với tham quan, thực hành nông nghiệp tại chỗ cùng thao tác tại các làng nghề rất hấp dẫn, dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2022.
Người nông dân miệng nói, tay làm, say mê lao động
Chúng tôi còn bất ngờ khi được biết bản thân anh Nguyễn Văn Thảo đã trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho trên 1.000 nông dân trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao có liên quan đến bò và trùn quế. Theo anh việc nuôi bò chất lượng cao trong điều kiện đất ít, chuồng trại khan hiếm như ở Trà Ôn là rất hợp lý. Cạnh đó nguồn cỏ sữa tại đây rất phì nhiêu đủ cung ứng cho các dự án phát triển đàn bò qui mô lớn. Nhìn từ góc độ khác, bò Pháp có mức tăng trọng nhanh, giá bán cao, mỗi con từ lúc nuôi đến bán từ 14 đến 15 tháng sẽ có lãi từ 30 đến 35 triệu tùy thuộc thương trường. Về nguồn trùn quế hiện đang là mặt hàng quy hiếm luôn trong giai đoạn cung không đủ cầu, giá bán cao. Ngoài việc bán trùn quế còn sống, anh Thảo còn bán phân hỗn hợp bao gồm : phân bò khô, trùn quế, lá lục bình phơi khô có hàm lượng hữu cơ rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra anh còn dùng trùn quế để thủy phân chế biến thành một số dược liệu quý hiếm khác.
Anh Thảo trong trang trại nuôi trùn quế
Anh Thảo kể thêm: “Rau xanh ở Trường Sa cực kỳ quý hiếm, ra đó rồi mới thấy sự thiếu thốn của bộ đội, bình quân mỗi chiến sỹ chỉ được ăn rau xanh 8/30 ngày, thời gian còn lại phải dùng rau khô. Từ đó tôi đã mang 10 tấn phân hữu cơ sản xuất từ trùn quế, phân bò, lục bình từ quê nhà ra đó trồng rau để tăng nhanh năng suất, cải thiện bữa ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho bộ đội. Tôi còn đang ấp ủ làm nhà máy đóng lon cam sành, loại đặc sản thơm ngon đặc biệt của Trà Ôn để tăng thu nhập cho nông dân”.
Năm 2020, anh Thảo đạt cùng lúc 3 giải thưởng danh giá cấp quốc gia: “ Nhà Khoa học của Nhà nông”; “ Giải thưởng Lương Định Của”; “ Bằng sáng tạo KHKT” do TLĐLĐ Việt Nam trao tặng. Đó là chưa kể đến rất nhiều bằng khen cấp TW khác.
Trương Thanh Liêm
- trùn quế li>
- nuôi trùn quế li>
- bò pháp li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất