Căng thẳng do nhiệt (Stress nhiệt) đang dần trở thành một thách thức không hề dễ dàng và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này chính là tìm kiếm nhiều giải pháp song song. Đó là lý do vì sao chiến lược dinh dưỡng nên được xem xét bổ sung như một cách tiếp cận xoay quanh việc quản lý vật nuôi và môi trường.
Heo vốn rất nhạy cảm với stress nhiệt vì chúng là động vật tỏa nhiệt và có ít tuyến mồ hôi cũng như lá phổi nhỏ. Ngoài ra, lĩnh vực di truyền học trong nhiều năm qua chỉ tập trung vào việc tăng hiệu suất chăn nuôi thay vì sức đề kháng và sự thích nghi của động vật với những căng thẳng khác nhau. Để thích nghi với căng thẳng do nhiệt, trước tiên heo cần phải tăng khả năng tản nhiệt và giảm sinh nhiệt.
Bước đầu tiên, hãy thực hiện tản nhiệt bằng phương pháp dẫn nhiệt và bay hơi. Nếu không, việc giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa có thể dẫn đến tổn thương ruột và giảm chức năng bảo vệ, dẫn đến viêm ruột và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Bước thứ hai, thực hiện giảm sản sinh nhiệt thông qua việc giảm hoạt động thể chất cũng như giảm lượng thức ăn và nước uống.
Vùng nhiệt đới của heo, được minh họa trong Hình 1, kéo dài từ nhiệt độ tới hạn thấp hơn đến điểm mà tốc độ trao đổi chất bị giảm mạnh do căng thẳng nhiệt – thấp hơn một chút so với nhiệt độ tới hạn trên. Vùng nhiệt đới cũng được liên kết với mức độ ẩm, được biểu thị bằng Chỉ số Nhiệt độ – Độ ẩm (THI). THI vẫn là thông số tốt nhất, đơn giản nhất và thiết thực nhất để đo độ ấm của môi trường gây ra căng thẳng nhiệt cho động vật.
TẬP TRUNG VÀO TÁC ĐỘNG CĂNG THẲNG DO NHIỆT Ở HEO NÁI
Chỉ riêng ở Mỹ, stress nhiệt được ước tính gây thiệt hại lên đến 900 triệu đô la mỗi năm trong chăn nuôi và chỉ một nửa trong số đó xuất phát từ việc giảm năng suất ở giai đoạn chăn nuôi hoặc xuất chuồng. Một nửa còn lại là do đàn giống bị suy giảm năng suất, bao gồm các giai đoạn vô sinh và giảm sản lượng sữa. Một số nghiên cứu đã tóm tắt tác động của stress nhiệt đối với heo nái và cho ra những kết luận giống nhau.
Thời gian khó khăn nhất chính là trong giai đoạn cho con bú, với điều kiện lý tưởng là trong cùng một chuồng tồn tại hai vùng khí hậu riêng biệt: vùng mát hơn cho heo nái để đảm bảo điều kiện sống lý tưởng của nó và vùng khí hậu ấm hơn cho heo con.
Ngay cả ở những quốc gia có khí hậu không nóng bức, heo nái cũng đang phải gánh chịu hậu quả của stress nhiệt. Trong giai đoạn cho con bú, heo nái giảm sức ăn dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng, thể trạng giảm sút và các vấn đề sinh sản liên quan. Heo nái lúc này rất nhạy cảm với stress nhiệt và sử dụng nhiều cơ chế khác nhau trong cơ thể để thích nghi, gây ra hậu quả trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của heo mẹ lẫn heo con.
Giảm sản lượng sữa có thể ảnh hưởng đến trọng lượng của heo con khi cai sữa. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nathalie Quiniou và Tiến sĩ Jean Noblet vào năm 1999, mức tăng trọng trung bình hàng ngày của heo con giảm 55g/ ngày được ghi nhận khi so sánh heo con từ heo nái ở nhiệt độ 18°C với heo con từ heo nái ở nhiệt độ 29°C.
GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG DO NHIỆT
Ngày nay, trên thị trường có nhiều giải pháp khác nhau để giảm thiểu rủi ro do stress nhiệt, từ các giải pháp dinh dưỡng đến quản lý môi trường. Trong bối cảnh đó, một thử nghiệm đã được tiến hành tại một trang trại thương mại ở bang Sao Paulo, Brazil vào năm 2020 trên hai lô heo nái trong 2,5 tháng.
Hai nhóm thí nghiệm (40 heo nái mỗi nhóm, cai sữa lúc 26 ngày) được so sánh trong toàn bộ giai đoạn cho con bú, giữa một chế độ ăn cho con bú thông thường và một chiến lược dinh dưỡng do Wisium phát triển. Heo nái được tiếp xúc với nhiệt độ ổn định 28°C trong suốt thời kỳ tiết sữa. Trong thử nghiệm, quan sát thấy rằng chiến lược dinh dưỡng đã giúp hạn chế đáng kể (P = 0,01) sự suy yếu của cơ thể trong thời kỳ cho con bú. Mức giảm trọng lượng cơ thể trung bình ở nhóm đối chứng là 41,2 kg so với 29,4 kg ở nhóm thử nghiệm (-11,8 kg). Kết quả của việc cải thiện tình hình của heo nái, một lợi ích rõ ràng khác đã được quan sát là giảm tỷ lệ tử vong trước khi sinh (từ 12,6% ở nhóm đối chứng xuống 5,6% ở nhóm áp dụng chiến lược dinh dưỡng từ Wisium).
Trong một thử nghiệm khác được tiến hành ở Pháp vào năm 2019 với tổng số 43 heo nái từ ngày mang thai thứ 107 đến 21 ngày sau cai sữa, chiến lược dinh dưỡng tương tự đã được thử nghiệm với một nhóm đối chứng Trong trường hợp này, heo nái tiếp xúc với nhiệt độ cao (28–29°C vào ban ngày và 26°C vào ban đêm). Sự cải thiện rõ rệt về lượng thức ăn trung bình hàng ngày đã được quan sát thấy đối với heo nái trong nhóm được áp dụng phương pháp tiếp cận chiến lược căng thẳng nhiệt ba chiều (+ 5,36%) trong giai đoạn cho con bú (xem Hình 2). Do đó, mức độ tích tụ mỡ lưng và độ sâu của thăn lưng cũng có chiều hướng giảm. Ngoài ra, khối lượng lứa sau cai sữa được cải thiện về mặt số lượng + 3,82% ở nhóm này. Ngoài lượng thức ăn ăn vào tốt hơn, lượng nước uống vào tốt hơn cũng được ghi nhận: + 10,9% đối với nhóm được thử nghiệm (34,6 lít/ngày so với 31,2 lít/ngày đối với nhóm đối chứng).
HƯỚNG TIẾP CẬN TOÀN CẦU
Các giải pháp dinh dưỡng giúp cho việc kiểm soát stress nhiệt tốt hơn nhưng không thể là cách tiếp cận duy nhất. Một cách tiếp cận toàn cầu và toàn diện là chìa khóa để hạn chế các tác động tiêu cực của căng thẳng nhiệt đối với chăn nuôi. Fresh Up – Giải pháp từ Wisium, là một khái niệm ba chiều, bao gồm các công cụ khác biệt và bổ trợ lẫn nhau:
- Hỗ trợ công thức tập trung vào việc tối ưu hóa các công thức hiện tại để định giá thức ăn tốt hơn cho heo dưới nhiệt độ cao;
- Một thiết bị được kết nối thu thập dữ liệu môi trường và gửi đến một nền tảng để người dùng có thể sử dụng mọi lúc. Thiết bị sẽ gửi tin nhắn cảnh báo khi các thông số môi trường nguy hiểm cho động vật hoặc nhân viên cũng như các cảnh báo dự báo trước thời kỳ nắng nóng khắc nghiệt;
- Hỗ trợ kỹ thuật dựa trên quản lý động vật và môi trường. Một khi các chiến lược quản lý trang trại đã được thực hiện, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi chất lượng cao có thể được xem là giải pháp tiềm năng để chữa lành các tổn thương ở ruột và tăng khả năng đối phó với thách thức môi trường này của vật nuôi.
Dựa trên những rủi ro được phát hiện, Fresh Up cung cấp giải pháp dinh dưỡng để quản lý thách thức đó. Giải pháp này là sự kết hợp của các thành phần tự nhiên cụ thể được bào chế để kiểm soát các nguy cơ gây bệnh thủng ruột và viêm ruột. Một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng của ruột là sử dụng một số chất phụ gia giúp kích hoạt thụ thể vị ngọt T1R2/3 trong ruột, kích thích giải phóng peptide giống glucagon (GLP-2) từ các tế bào nội tiết ruột. GLP-2 là một chất bảo vệ dạ dày mạnh, làm tăng lưu lượng máu, kích thích sự phát triển của niêm mạc và ngăn ngừa sự chết của tế bào trong những điều kiện khó khăn. Heo khi được áp dụng phương pháp giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và nhanh chóng phục hồi khi bị stress nhiệt.
Về Wisium
Wisium là thương hiệu quốc tế về Premix, phụ gia và dịch vụ liên quan trong lĩnh vực chăn nuôi của tập đoàn ADM, một tập đoàn hàng đầu trên thế giới về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi với hơn 60 năm kinh nghiệm. Wisium mang tới sự hợp tác mạnh mẽ và tận tâm với một mục tiêu duy nhất là giúp cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi, năng suất và lợi nhuận cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chuỗi sản xuất khép kín và các hộ chăn nuôi tự trộn. Với từng loài, những chuyên gia của Wisium sẽ có các giải pháp chuyên biệt kết hợp với các sản phẩm cao cấp và dịch vụ giá trị gia tăng của Wisium. Các thành viên của Wisium muốn chia sẻ tinh thần Wisium: cùng với đối tác của mình chung tay khởi tạo, đạt thành quả và phát triển cùng nhau.
Đó chính là tinh thần Wisium ! Mang sức mạnh tới cho đối tác để tiến trước một bước.
www.wisium.com
Thông tin liên hệ :
Công Ty TNHH Sản Xuất & Thương Mại Golden Farm-Chi Nhánh Đồng Nai
Đường số 7, KCN Long Khánh, xã Bình Lộc, Thành phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
ĐT: +84 (0) 251 378 8887 Fax: +84 (0) 251 378 8989
Email : [email protected]
Website : www.vn.wisium.com
- wisium li>
- freshup li>
- Stress nhiệt li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất