Nhật Bản, Mexico và Hong Kong (Trung Quốc) là những thị trường tiếp theo từ chối nhập khẩu thịt từ Brazil do vụ bê bối thịt bẩn gây rúng động nước này, trong khi Hàn Quốc lại dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với gia cầm của Brazil.
Thông báo ngày 21/3 của Đại sứ quán Nhật Bản tại Brazil cho biết nước này đã đình chỉ vô thời hạn việc nhập khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm thịt khác từ 21 nhà máy chế biến thịt của Brazil đang trong diện bị điều tra.
Mexico cũng thông báo đình chỉ nhập khẩu thịt gia cầm của Brazil từ ngày 19/3 vừa qua vì nước này vốn không nhập khẩu thịt bò và thịt lợn từ Brazil.
Ảnh minh họa. (Nguồn: thebrazilbusiness.com)
Trong khi đó, thị trường tiêu thụ thịt bò lớn nhất của Brazil là Hong Kong cũng cho biết đã đình chỉ tạm thời các sản phẩm thịt và gia cầm đông lạnh từ Brazil.
Ngoài ba thị trường trên, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Nga trước đó đã tạm ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil do lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, Hàn Quốc ngay sau đó đã dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với gia cầm sau khi phía Brazil cung cấp các giấy tờ kiểm tra chất lượng xác nhận rằng chưa từng có gia cầm hỏng nhập khẩu từ Brazill vào nước này.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trong một thông cáo ngày 21/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã yêu cầu Brazil tiến hành điều tra toàn diện, công khai, minh bạch về vụ việc nêu trên và thông tin kịp thời cho phía Trung Quốc; đồng thời triển khai các biện pháp kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc an toàn và đáng tin cậy.
Cùng ngày, Argentina cũng cho biết đã sẵn sàng siết chặt các biện pháp kiểm tra chất lượng thông thường.
Trước phản ứng của các thị trường, cảnh sát liên bang Brazil và Bộ Nông nghiệp nước này khẳng định, vấn đề vệ sinh và hối lộ trong ngành đóng gói thực phẩm của nước này chỉ là vụ việc cá biệt chứ không mang tính chất toàn hệ thống.
Dù thừa nhận vụ việc rất “đáng xấu hổ,” song Tổng thống Brazil Michel Temer cũng nhận định số nhà máy dính líu đến vụ bê bối là rất nhỏ.
Vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil được báo chí đưa tin hôm 18/3 vừa qua sau khi cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm các sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Một nhà máy giết mổ thịt gia cầm và hai nhà máy sản xuất xúc xích đã buộc phải đóng cửa. 21 nhà máy đang bị điều tra và 33 nhân viên Bộ Nông nghiệp bị tình nghi dính líu tới đường dây nhận hối lộ này đã bị đình chỉ công tác và bị tạm giam để phục vụ điều tra.
Với khoảng 4.000 nhà máy giết mổ và sản xuất thịt và thị trường mở rộng tới 150 quốc gia, Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số 1 thế giới; đồng thời đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn.
Kim ngạch xuất khẩu thịt của Brazil lên tới 11,6 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 0,7% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Nguồn: TTXVN
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất