[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 29/12 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Giới thiệu một số kết quả bước đầu của mô hình ngành hàng gà thịt ở Việt Nam”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cùng nhiều chuyên gia và doanh nghiệp.
Ban Tổ chức cùng các đại biểu tham dự tại đầu cầu Hà Nội chụp ảnh lưu niệm (Ảnh – Phạm Huệ)
Dự án được Cơ quan hỗ trợ phát triển Ireland (Irish Aid) cùng Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm của Ireland (Teagasc) hỗ trợ, mục đích nghiên cứu xây dựng các mô hình ngành hàng cho một số sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. Trong năm 2021, dự án hỗ trợ IPSARD xây dựng mô hình ngành hàng gà thịt ở cấp quốc gia.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết: “Với dự án lần này, IPSARD mong muốn phát triển từng mô hình ngành hàng của ngành chăn nuôi như chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò,… Tiến tới phát triển các mô hình đa ngành, đa lĩnh vực chung cho cả ngành chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tập trung phân tích, dự báo sự phát triển của ngành chăn nuôi theo hướng dài hạn”.
Bà Nguyễn Thị Hương, đại diện Đại Sứ quán Ireland chia sẻ, Đại Sứ quán Ireland đang xây dựng chiến lược mới tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2027. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực trọng tâm giúp phát triển mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia. “Mối quan hệ hợp tác này có ý nghĩa chia sẻ kinh nghiệm của Ireland, một quốc gia phát triển dựa vào nông nghiệp. Để trở thành một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại như ngày nay, tăng cường giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến, áp dụng các kỹ thuật hiện đại thì tiến bộ khoa học đóng một vai trò quan trọng cho những thành quả này”, đại diện Đại sứ quán Ireland cho biết.
Theo TS. Phạm Ngọc Linh, đại diện nhóm nghiên cứu của Viện IPSARD, mục tiêu của nhóm trong dự án lần này nhằm mong muốn xây dựng mô hình ngành hàng gà thịt tại Việt Nam. Sau đó sử dụng mô hình này để mô phỏng một số kịch bản tác động, chính sách, những cú sốc có thể xảy đến đối với ngành hàng gà thịt, đồng thời dự báo thị trường giai đoạn trung hạn từ 10-20 năm đối với ngành hàng gà thịt Việt Nam.
Trong năm vừa qua, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19; dịch bệnh trên động vật tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, xuất hiện chủng virus nguy hiểm trên đàn gia cầm (H5N6, H5N8…); biến đổi khí hậu khiến thời tiết cực đoan, các đợt lũ, lụt cuối năm 2020 ở miền Trung, rét đậm rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc cùng với ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ nông sản giảm cũng như chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng hàng rào kỹ thuật… đã khiến ngành hàng gia cầm nói riêng, ngành chăn nuôi nói chung gặp vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều khó khăn, thách thức ngành gia cầm năm 2021 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng. Cụ thể, trong năm 2021 đàn gia cầm nước ta đã phát triển đến đỉnh điểm, đạt 525 triệu con, trong đó đàn gà đạt khoảng 415,7 triệu con và vẫn trên đà tăng trưởng ở những năm tiếp theo.
Về sản phẩm gia cầm, trong năm 2021 ghi nhận sản lượng thịt đạt khoảng 1,7 triệu tấn, tăng 5,8%, sản lượng trứng đạt khoảng 16 tỷ quả, tăng 7,5% so với năm 2020. Như vậy, tính chung cả năm 2021, giá trị tăng trưởng bình quân ngành chăn nuôi vẫn đạt mức tăng 5-6%, đây là con số đáng tự hào của ngành chăn nuôi nói chung, ngành gia cầm nói riêng trong bối cảnh chăn nuôi đầy khó khăn như nằm 2021.
Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, đánh giá cơ cấu trong 5 năm trở lại đây, tổng đàn gia cầm nước ta tăng 8,75%; trong đó đàn gà tăng 9,45%; gà đẻ tăng 7,08%; riêng trứng tăng cao nhất với mức tăng 12,82%; sản phẩm thịt gia cầm tăng bình quân 11,54%.
Bên cạnh đó, hình thức ăn nuôi liên kết với doanh nghiệp đang được mở rộng, điển hình có các doanh nghiệp như Công ty C.P Việt Nam, Công ty Emivest, Công ty Japfa…triển khai rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đối với liên kết trong chăn nuôi – tiêu thụ, phải kể đến chuỗi liên kết của 4 doanh nghiệp nhằm xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản đó là De Heus, Bel gà, Hùng Nhơn và Koyu. Tổ hợp tác Trần Nguyễn Hồ với 22 hộ chăn nuôi chim cút, xuất khẩu trứng chim cút đóng hộp. Công ty Anh Kim liên kết với các hộ chăn nuôi gà ác, thu mua, giết mổ, chế biến xuất khẩu đi Hoa Kỳ. Công ty San Hà TP. HCM liên kết với Công ty TNHH gà giống Cao Khanh thu mua, giết mổ, chế biến sản phẩm theo chuỗi để nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi. Đây là những mô hình đã đem lại giá trị sản phẩm cao cho ngành gia cầm trong thời gian vừa qua.
Thị phần TOP 10 nước sản xuất và tiêu thụ thịt gà lớn nhất thế giới năm 2021, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu, lượng tiêu thụ tương đương với năng lực sản xuất – Nguồn: Cục Chăn nuôi
Liên quan đến cấu trúc tiêu thụ thịt tại Việt Nam, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, người Việt Nam có thói quen ăn thịt lợn. Thời gian vừa qua, ảnh hưởng từ Dịch tả lợn châu Phi khiến số lượng đầu lợn tại nước ta tương đối giảm so với các năm. Tuy nhiên, việc chuyển từ thịt lợn sang sử dụng thịt gia cầm và các loại thịt khác vẫn còn vô cùng chậm. Tỷ lệ tiêu thụ thịt gia cầm nước ta hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 22%, trong khi thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới gần 70%, còn lại 8% là các loại thịt khác.
“Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang đối mặt với 3 sức ép lớn đó là: sức ép trong vấn đề xử lý môi trường; chưa có vaccine thương mại cho bệnh Dịch tả lợn châu Phi; chi phí sản xuất ngành thịt lợn vẫn còn ở mức cao, khó cạnh tranh. Tất cả những điều này có thể coi là yếu tố thuận lợi trong chuyển dịch chăn nuôi gia cầm và là động lực để ngành gia cầm phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới”, ông Tống Xuân Chinh cho biết thêm.
Bên cạnh đó, đại diện Cục Chăn nuôi cũng nhấn mạnh, để ngành hàng gia cầm nước ta phát triển và đi đúng hướng, cần xác định rõ các đối tượng sản phẩm chủ lực phát triển xuất khẩu sang các nước. Tập trung vào những sản phẩm chế biến đặc thù chỉ có ở Việt Nam như sản phẩm gà tiềm thuốc bắc xuất khẩu đi Mỹ, trứng chim cút xuất khẩu đi Nhật, gà giống của Minh Dư, Cao Khanh… những giống gà được cho là đáp ứng thị hiếu một số nước vùng Trung Đông, Đông Nam Á mà hiện đang độc quyền chỉ có ở Việt Nam.
Đồng thời, đại diện Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, ông Phan Văn Lục cũng đóng góp ý kiến. Theo ông Lục, thời điểm hiện tại nhu cầu sử dụng thịt gà công nghiệp đã đạt đến mức bão hòa. Người tiêu dùng đang dần chuyển hướng sang tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, đề cao chính sách phúc lợi động vật. Chính vì thế, trong tương lai ngành gia cầm nên tập trung phát triển các đối tượng này.
Phạm Huệ
Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, tỷ lệ chăn nuôi gia cầm nông hộ ở nước ta vẫn chiếm từ 40-50%, chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt hoàn toàn chỉ chiếm 15-20%, chăn nuôi bán chăn thả chiếm 30-35%.
Hiện cả nước có khoảng 13.752 trang trại chăn nuôi trên tổng số 23.662 trang trại nông nghiệp, chiếm 58,1%. Trong đó có khoảng 33.593 cơ sở nuôi gà từ 100 con trở lên trong tổng số 8,03 triệu cơ sở nuôi gà của cả nước, chiếm 0,42% tổng số cơ sở nuôi gà.
Đến thời điểm hiện tại, số lượng cơ sở chăn nuôi quy mô lớn vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Có khoảng 1.025 hợp tác xã chăn nuôi, trong đó có 74 hợp tác xã chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
- gia cầm li>
- IPSARD li>
- ngành hàng gà thịt li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất