[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021 là một năm mà ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng phải trải qua vô vàn những khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ của Việt Nam, cũng như trên toàn Thế giới. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn, song ngành chăn nuôi nước ta vẫn đạt được một số kết quả khả quan trong năm 2021, đảm bảo cung ứng thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, một phần cho xuất khẩu…
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, song năm 2021, ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng 5,6%
Chưa bao giờ, người chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như năm vừa qua. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy trên 75 chuỗi cung ứng thực phẩm, giá cả đầu vào chăn nuôi tăng mạnh, biến động từ 25-45%. Sức mua của thị trường trong nước suy giảm từ 30-50%, giá sản phẩm chăn nuôi, giá lợn thịt, gia cầm trong nước có nhiều biến động. Đặc biệt là đối với gà trắng, có thời điểm tại Đông Nam Bộ ghi nhận giá gà chỉ còn 5.000 – 7.000 đồng/kg, mức thấp kỷ lục. Thời điểm hiện tại, giá thực phẩm trên đàn gia cầm, đàn heo tuy đã phục hồi nhưng vẫn ở dưới ngưỡng giá thành sản xuất.
ASF vẫn còn là nỗi lo với người chăn nuôi lợn
Sau gần hai năm chăn nuôi lãi lớn, giờ đây ngành chăn nuôi lợn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thử thách do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nhất là chăn nuôi lợn, ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn châu Phi (ASF) khiến đã có thời gian, nguồn cung thịt lợn trong nước bị sụt giảm mạnh.
Số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, năm 2021 tổng đàn lợn trên cả nước là trên 28 triệu con (đứng thứ 6 trên thế giới), tăng 7,15% so với năm 2020, với những tỉnh có đàn lợn lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa. Trong đó, tổng đàn lợn nái đạt khoảng 3,2 triệu con. Sản lượng thịt lợn hơi đạt khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm trước.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho đến thời điểm hiện tại, ngành chăn nuôi heo của Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch ASF gây ra. Thống kê cho thấy, năm 2021 ngành chăn nuôi có 3.029 ổ dịch. So với năm 2020, diện tích dịch xảy ra tăng gấp 2,2 lần, số lợn mang đi tiêu hủy tăng hơn 3,6 lần. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có vaccine cho loại bệnh này.
Từ đầu năm đến nay, giá lợn hơi xuất chuồng theo xu hướng giảm dần. Thời điểm 3 – 4/2021, giá thịt lợn từ 70.000 – 75.000 đồng/kg, đến tháng 8 – 9/2021 giảm còn 42.000 – 50.000 đồng/kg. Sang nửa đầu tháng 10, giá lợn hơi có thời điểm chạm đáy, chỉ khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg. Song, kể từ ngày 21/10 trở lại đây, giá thịt lợn đang có xu hướng tăng trở lại, dao động từ 36.000 – 42.000 đồng/kg.
Theo Cục Chăn nuôi nhận định, giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là thức ăn chăn nuôi) tăng cao và cung vượt cầu là nguyên nhân khách quan, khiến giá lợn hơi đều giảm mạnh tại các thị trường kể từ đầu năm, ảnh hưởng chung tới chăn nuôi toàn thế giới. Tại các nước có ngành chăn nuôi lớn như EU, Hoa Kỳ và quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan… người nuôi cũng đối mặt với khó khăn tương tự, cơ quan này nhận định.
Bảng 1: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân theo tháng (ĐVT: 1.000 đg/kg)
|
Tháng 3 |
Tháng 6 |
Tháng 9 |
Tháng 12 |
Miền Bắc |
75,2 |
66,5 |
45,6 |
51 |
Miền Trung |
74 |
64,5 |
47,9 |
50 |
Miền Nam |
75,3 |
65,5 |
46 |
49,5 |
Lần đầu tiên chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm
Trong năm vừa qua, người nuôi lợn lao đao vì dịch bệnh ASF, thì đối với người nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà trắng nói riêng lại phải đối mặt với sự sụt giảm giá chưa từng thấy. Năm 2021, sản lượng gà trắng thịt giảm khoảng 20% do giá gà ở mức thấp tương đối dài. Trong năm 2021, hiếm khi giá gà trắng trên giá thành sản xuất, thậm chí khi giãn cách xã hội ở phía Nam, giá gà ghi nhận ở mức 5.000 đồng/kg, mức thấp kỷ lục.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam chia sẻ: “Suốt 9 tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi. Đây là năm đầu tiên ngành chăn nuôi gia cầm tăng trưởng âm. Thậm chí, từ tháng 7 đến tháng 8/2021 vừa qua, có thời điểm giá gà giảm sâu 60 – 70% so với trước đây. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, tăng trưởng giảm, giá trị gia tăng không có, người chăn nuôi có tâm lý ngại tái đàn”.
Bảng 2: Giá gia cầm xuất chuồng bình quân theo tháng (ĐVT: 1.000 đg/kg)
SP |
Tháng 3 |
Tháng 6 |
Tháng 9 |
Tháng 12 |
||||||||
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
|
Gà CN lông màu |
55,2 |
54,9 |
60 |
55,8 |
61,1 |
62,5 |
54,8 |
58 |
59 |
48 |
48 |
44 |
Gà CN lông trắng |
22 |
29 |
28 |
26 |
24 |
28,5 |
21 |
10 |
13 |
33 |
30 |
28 |
Vịt |
45,5 |
46 |
47,5 |
33,7 |
44,1 |
44,5 |
37,6 |
40,3 |
39,3 |
39,1 |
43,1 |
43 |
Năm 2021, đàn gia cầm cả nước đạt 525 triệu con, trong đó đàn gà chiếm khoảng 415 triệu con. Tuy ảnh hưởng bởi các yếu tố dịch bệnh, giá cả thị trường, song theo Báo cáo của Tổng Cục chăn nuôi cho thấy, đàn gia cầm cả nước phát triển tốt mặc dù dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại một số địa phương nhưng đều được kiểm soát, không lây lan trên diện rộng.
Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng 5-6%
Theo thông tin từ Cục Chăn nuôi, ước tính cả năm 2021, tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân cả năm đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại khoảng 6,2 triệu tấn, trong đó: thịt lợn đạt khoảng 3,82 triệu tấn, tăng 6,1%; thịt gia cầm đạt khoảng 1,7 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt gia súc ăn cỏ đạt khoảng 0,68 triệu tấn, tăng 6%; sản lượng trứng khoảng 16 tỷ quả, tăng 7,5%; sản lượng sữa khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 11,5%.
Bảng 3: Kết quả sản xuất chăn nuôi năm 2020, kế hoạch năm 2021
Chỉ tiêu |
ĐVT |
Thực hiện năm 2020 |
Năm 2021 |
KH năm 2022 |
|||
KH năm 2021 (Theo báo cáo KH và Chiến lược) |
Ước thực hiện cả năm (Tăng trưởng theo số liệu tính Tháng 10/2021) |
||||||
I. Đàn gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
|
||
1. Đàn trâu |
1.000 con |
2,332.8 |
2,401.4 |
2,340.4 |
2,350.5 |
||
2. Đàn bò |
1.000 con |
6,325.6 |
6,009.5 |
6,450.0 |
6,589.0 |
||
Bò sữa |
1.000 con |
331.4 |
360.2 |
375.2 |
412.0 |
||
Tỷ lệ bò lai |
% |
63.0 |
63.5 |
64.0 |
64.5 |
||
3. Đàn lợn |
1.000 con |
26,170.0 |
27,103.9 |
28,040.9 |
27,650.0 |
||
Đàn lợn nái |
1.000 con |
3,800.0 |
3,040.9 |
3,200.9 |
3,250.0 |
||
Tỷ lệ nái ngoại |
% |
27.5 |
– |
– |
30.0 |
||
Đàn lợn thịt xuất chuồng |
1.000 con |
44,150.0 |
– |
45,100.0 |
45,950.0 |
||
Tỷ lệ lợn lai, ngoại |
% |
93.0 |
94.5 |
94.0 |
95.5 |
||
4. Đàn gia cầm |
Triệu con |
496.0 |
512.9 |
525.0 |
539.5 |
||
Đàn gà |
Triệu con |
396.0 |
410.7 |
415.7 |
428.0 |
||
Tổng số gia cầm xuất bán |
Triệu con |
785.5 |
– |
– |
– |
||
II. Sản phẩm chăn nuôi |
|
|
|
|
|
||
1. Thịt hơi các loại |
1.000 tấn |
5,388.2 |
5,712.9 |
6,187.0 |
6,433.0 |
||
Thịt lợn |
1.000 tấn |
3,459.3 |
3,668.7 |
3,813.8 |
3,950.0 |
||
Thịt gia cầm |
1.000 tấn |
1,421.7 |
1,504.6 |
1,698.1 |
1,785.0 |
||
Thịt trâu |
1.000 tấn |
96.0 |
98.5 |
125.4 |
128.0 |
||
Thịt bò |
1.000 tấn |
372.5 |
394.8 |
495.3 |
510.0 |
||
Thịt dê, cừu… |
1.000 tấn |
38.7 |
46.3 |
54.5 |
60.0 |
||
2. Sản lượng sữa tươi |
1.000 tấn |
1,086.3 |
1,210.8 |
1,212.8 |
1,301.0 |
||
3. Trứng các loại |
Triệu quả |
14,539.6 |
15,630.8 |
15,950.0 |
16,740.0 |
||
4. Sản lượng mật ong |
1.000 tấn |
23.5 |
25.3 |
25.3 |
27.5 |
||
5. Sản lượng kén tằm |
1.000 tấn |
12.8 |
13.9 |
13.9 |
15.0 |
||
6. Sản lượng tổ yến |
Tấn |
75.8 |
102.0 |
102.0 |
125.0 |
||
III. Sản lượng thức ăn |
|
|
|
|
|
||
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp |
1.000 tấn |
20,296.0 |
21,484.0 |
21,484.0 |
22,515.2 |
||
(Nguồn: Cục Chăn nuôi)
Phạm Huệ
Ông Dương Tất Thắng (Cục trưởng Cục Chăn nuôi)
Đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho Tết Nguyên đán và cho năm 2022
Tất cả nguồn cung thực phẩm bao gồm thịt lợn, thịt gia cầm, thủy sản năm 2021 đều tăng so với năm 2020, trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm và dự báo Tết Nguyên đán 2022 có xu hướng giảm, do đó nguồn cung hiện nay đang rất dồi dào, thậm chí dư thừa.
Ước tính đến thời điểm này, tổng đàn lợn trên cả nước là 28,1 triệu con, tổng đàn gia cầm là 523 triệu con, tổng đàn trâu là 2,3 triệu con, tổng đàn bò là 6,3 triệu con; tổng lượng thịt các loại cung ứng ra thị trường là 6,2 triệu tấn. Ngoài ra, còn 16,7 tỉ quả trứng, 1,3 triệu lít sữa, sản lượng thủy sản năm 2021 đều tăng hơn so với năm 2021 nên không lo thiếu nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết.
- thách thức ngánh chăn nuôi li>
- ngành chăn nuôi 2021 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất