I- Chất tạo màu trong chăn nuôi
Sắc tố màu sản phẩm luôn được coi là chỉ tiêu chất lượng cho các sản phẩm từ gà ở nhiều khu vực trên thế giới. Ở gà thịt, da vàng theo truyền thống liên quan đến chế độ ăn tự do và thức ăn từ ngô. Trong khi đó, ở gà đẻ, màu của lòng đỏ trứng có liên quan đến sự giàu chất dinh dưỡng của sản phẩm.
Trong chăn nuôi hiện đại, hiệu suất tăng trưởng và các mô hình chăn nuôi mới đã được cải thiện rất nhiều nên đôi khi không thể đạt được mức độ sắc tố màu như phương pháp truyền thống.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người chăn nuôi thường làm đa dạng hoá khẩu phần ăn kết hợp với các sắc tố vàng và đỏ để tăng màu sắc của sản phẩm cuối cùng. Thật vậy, cường độ màu được đánh giá bằng thang điểm thông qua một số thang đo sắc tố như Quạt so màu trứng DSM cho một giá trị duy nhất hoặc máy đo sắc độ Minolta cho 3 giá trị (độ sáng (L *), độ đỏ (a *) và độ vàng (b *)) .
Hơn nữa, tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, có thể sử dụng các nguồn sắc tố khác nhau với các liều lượng khác nhau. Chúng được chia thành 2 loại:
– Sắc tố tự nhiên: Chiết xuất từ cúc vạn thọ, giàu lutein và zeaxanthin, mang lại màu vàng. Ớt bột để cung cấp sắc tố đỏ tự nhiên.
– Các sắc tố tổng hợp: Một số este apo-caroten cho phép thay thế lutein và zeaxanthin có trong một số loài thực vật. Trong khi canthaxanthin, có thể được tổng hợp, nổi tiếng với hiệu quả tuyệt vời để mang lại màu đỏ sản phẩm. Tùy thuộc vào sản xuất và quy định của mỗi quốc gia, mức độ bao gồm của các chất tạo màu tổng hợp có thể bị hạn chế.
Các yếu tố nhất định như chất lượng sắc tố, sự hấp thụ của ruột hoặc stress oxy hóa gây ảnh hưởng đến hiệu quả của sắc tố màu. Đó là lý do tại sao không hiếm khi quan sát thấy sự không đồng nhất bên trong đàn khi thiếu một trong các thông số này.
II- Mối liên hệ giữa stress oxy hóa và sắc tố màu là gì?
Ở cấp độ sinh lý của gia cầm, việc đánh giá các dấu hiệu của stress oxy hóa là hoàn toàn khả thi. Stress oxy hóa này được xác định bởi sự mất cân bằng giữa các gốc tự do (các phân tử không ổn định và có hại được tạo ra một cách tự nhiên) và khả năng chống oxy hóa. Nói cách khác, khi quá trình trao đổi chất của vật nuôi bị kích thích mạnh do điều kiện môi trường hoặc các vấn đề sức khỏe khác, các gốc tự do có thể vượt qua khả năng bảo vệ chống oxy hóa, dẫn đến tổn thương oxy hóa tế bào và cũng ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và tăng trưởng.
Tất cả các chất tạo màu được sử dụng trong dinh dưỡng động vật đều có khả năng chống oxy hóa, mặc dù mục đích sử dụng chính của chúng không nhắm đến mục tiêu này. Do đó, sắc tố được sử dụng một phần để bảo vệ tế bào khi động vật đang đối mặt với stress oxy hóa. Và khi chúng được sử dụng như chất chống oxy hóa, chúng không thể sử dụng hiệu quả trong việc tạo màu sản phẩm. Đây là lý do tại sao, lấy ví dụ khi chúng tôi quan sát thấy màu vàng trên da gà thịt không đồng nhất khi gà được nuôi ở nhiệt độ cao.
III – Một giải pháp tự nhiên để tối ưu hóa sắc tố
May mắn thay, Stress oxy hóa có thể được bù đắp thông qua những cách khác. Thông thường, các nhà sản xuất thức ăn cung cấp vitamin E, selen hữu cơ hoặc chất chống oxy hóa tự nhiên để làm phong phú khả năng chống oxy trong công thức thức ăn. Tuy nhiên, khả năng phòng thủ chống oxy hóa được tổ chức thành nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào các đặc tính và hoạt động sinh học của chúng. Điều này giải thích tại sao việc tập trung vào một nguồn duy nhất chưa bao giờ là một giải pháp tối ưu. Cách tốt nhất để cung cấp một hàng rào chống oxy hóa tốt, vẫn là đa dạng hóa các nguồn chất chống oxy hóa.
Nor-Feed cung cấp polyphenol từ nho đã được tiêu chuẩn hoá từ năm 2007, được chiết xuất từ vỏ nho và hoạt nho. Nor-Grape được công nhận là một chất chống oxy hóa sinh lý mạnh mẽ. Thật vậy, 1 gam Nor-Grape cung cấp hoạt động chống oxy hóa tương tự hơn 22 gam Vitamin E50.
Các thử nghiệm gần đây được thực hiện ở Nam Mỹ đã chứng minh lợi ích của việc sử dụng Nor-Grape trong thức ăn có bổ sung chất tạo màu. Trong thử nghiệm hiện tại, 2 nhà nuôi chứa 20.000 gà, mỗi nhà được so sánh với nhau. Nhóm đối chứng nhận được khẩu phần tiêu chuẩn bao gồm hỗn hợp bột màu (4ppm canthaxanthin + 12ppm xanthophyles). Nhóm thử nghiệm nhận được cùng khẩu phần ăn, nhưng được bổ sung thêm một lượng Nor-Grape.
Hình 1: Nhóm đối chứng (hỗn hợp bột màu)
Hình 2: Nhóm thử nghiệm (hỗn hợp bột màu + Nor-Grape)
Sắc tố được đo bằng máy đo sắc độ màu/ máy đo màu Minolta và cho thấy cường độ màu vàng tốt hơn đáng kể trên gia cầm sống (dưới cánh), nhưng cũng sau khi giết mổ trên thân thịt ấm (lưng).
Hình 3: Độ vàng trên da b* trước khi giết mổ (cánh gà)
Hình 4: Độ vàng trên da b* sau khi giết mổ (thân thịt)
Những kết quả này khẳng định khả năng tối ưu hóa hiệu quả tạo màu bằng cách bổ sung Nor-Grape trong công thức thức ăn.
Các thử nghiệm khác đã được tiến hành trên gà đẻ và cho thấy kết quả tương tự về sự cải thiện màu đỏ của lòng đỏ trứng. Nó cũng đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn ở các loài thủy sản, làm nổi bật hiệu quả toàn diện của việc bổ sung Nor-Grape trong khẩu phần ăn của vật nuôi để tối đa hóa việc tạo màu sản phẩm.
Nor-Feed Việt Nam
- chăn nuôi gia cầm li>
- Nor-Feed Việt Nam li>
- sử dụng chất tạo màu li>
- chất tạo màu trong chăn nuôi li> ul>
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất