Tháng 2/2022, giá thịt lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ tăng so với cuối tháng 1/2022. Giá lợn hơi từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay liên tục giảm do nhu cầu thị trường chậm lại. Tháng 1/2022, xuất, nhập khẩu thịt các loại giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường thế giới
Trong tháng 2/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ có xu hướng tăng mạnh đến ngày 22/2/2022, sau đó giảm trở lại, tuy nhiên so với cuối tháng 1/2022 giá vẫn tăng. Ngày 28/2/2022, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn tháng 4/2022 ở mức 103,8 UScent/lb, tăng 9,5% so với cuối tháng 1/2022 và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021 do nguồn cung lợn giết mổ thắt chặt hơn và nhu cầu tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh.
Nguồn cung lợn hơi sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng của bệnh virus PRRS, PED và do chi phí chăn nuôi cao. Dự đoán, giá thịt lợn tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga và U-crai-na cũng làm ảnh hưởng lớn đến thương mại thịt toàn cầu. Giá thực phẩm có thể sẽ tăng cao hơn. U-crai-na và Nga cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn trên thế giới, khiến các nước nhập khẩu từ châu Á đến châu Phi và Trung Đông bị khó khăn bởi giá bánh mì và thịt tăng cao nếu nguồn cung bị gián đoạn, điều đó sẽ làm tăng giá thực phẩm.
Hiện Nga vẫn chưa thể tự túc về thịt và điều đó đã được dự đoán trước bởi Nga đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Bra-xin cho phép nhập khẩu 200.000 tấn thịt bò và 100.000 thịt lợn vào thị trường Nga mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. Điều đó cũng có thể báo hiệu Nga sẽ cấm xuất khẩu thịt bò và thịt lợn trong tương lai.
Đối với thịt gà, sản lượng năm 2021 giảm 2% xuống 6,2 triệu tấn, trong đó Tập đoàn Cherkizovo đứng đầu về sản lượng với 813.000 tấn, trong đó đã xuất khẩu 62.000 tấn, chủ yếu sang Trung Quốc. Sản lượng thịt gà trong tương lai cũng có thể được giữ lại để tiêu thụ tại thị trường nội địa, vì các biện pháp trừng phạt kinh tế chắc chắn sẽ được áp dụng đối với các bên thứ ba có liên quan đến thương mại với Nga.
Mặt khác, U-crai-na là một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu trên thế giới cũng dự kiến sẽ giữ nguồn cung cấp thịt cho thị trường trong nước để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho cả quân đội và người dân. Tuy nhiên, U-crai-na phụ thuộc nhiều vào khí đốt và dầu của Nga và sự gián đoạn dự kiến sẽ xuất hiện trong chuỗi cung ứng cho đến khi có các nhà cung cấp mới.
Theo báo cáo quý I/2022 về thịt lợn mới nhất của Rabobank, mặc dù diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn phức tạp, nhưng hầu hết người tiêu dùng có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với dịch bệnh. Người tiêu dùng đang tích trữ thực phẩm đông lạnh và tiết kiệm hơn. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn trong năm 2022, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và niềm tin của người tiêu dùng giảm. Lạm phát giá tiêu dùng, chi phí đầu vào tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề thiếu lao động sẽ gây thêm áp lực đối với người tiêu dùng. Dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, cả sản xuất và nhu cầu tiêu thụ.
Tại châu Âu, dịch tả lợn châu phi (ASF) gần đây đã lan rộng ở nhiều nước.
Tại châu Á, dịch ASF tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc, nhưng tác động ít hơn nhiều so với năm 2020. Cả Việt Nam và Phi-líp-pin đều có số lợn mắc dịch tả ASF tăng trong mùa Đông, dẫn đến việc tiêu hủy nhiều hơn ở một số khu vực. Các đợt bùng phát dịch bệnh đã dẫn đến giết mổ hàng loạt, làm giá giảm. Tốc độ tái đàn lợn năm 2022 sẽ chậm lại ở cả hai quốc gia. Dịch tả ASF tiếp tục lan rộng khắp các nước châu Á, nhưng nhiều nước châu Á đang tăng tốc khi sản xuất thịt lợn. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Phi-líp-pin, nhu cầu nhập khẩu giảm do sản lượng trong nước tăng. Trong khi đó, Thái Lan có thể sẽ tăng cường nhập khẩu để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do dịch ASF.
Nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao. Trong số các nước xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng trong năm 2022 với giá cả cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu trong năm 2022 giảm 2% so với năm 2021, xuống còn 104,2 triệu tấn. Nguyên nhân chính là sản xuất suy yếu tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thương mại thịt lợn trên toàn cầu dự kiến tăng trưởng 2% trong năm 2022, lên 12,8 triệu tấn, vì nguồn cung tại các thị trường thiếu hụt. Trong đó, các nhà xuất khẩu lớn có thể ghi nhận nhu cầu bổ sung từ các thị trường Đông Nam Á, nhờ những điều kiện về kinh tế dịch vụ thực phẩm cải thiện. Điều này có thể bù đắp nhập khẩu giảm từ Phi-líp-pin, khi thị trường này dừng chính sách giảm thuế và tăng hạn ngạch nhập khẩu. USDA cũng dự báo sản lượng thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ giảm khi ngành chăn nuôi lợn nước này điều chỉnh theo những thay đổi nhanh chóng của điều kiện thị trường.
Những người tham gia thị trường thịt lợn, đã thu được lợi nhuận lớn trong phần lớn năm 2020 với mức giá đặc biệt cao, có thể gặp khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi giá đầu vào vẫn cao. Những yếu tố này có thể sẽ khiến sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm và nhập khẩu tăng vào năm 2022, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng trở lại vào năm 2022, sau khi giảm vào năm 2021.
Năm 2022, dự kiến Trung Quốc sẽ nhập khẩu gần 4,8 triệu tấn thịt lợn, tăng gần 6% so với năm 2021. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu sẽ vẫn ở dưới mức kỷ lục xác lập vào năm 2020 khi nguồn cung thịt lợn bị ảnh hưởng trầm trọng do dịch bệnh. USDA dự báo, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2022 đạt 49,5 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2021. Tồn kho đàn lợn nái đầu năm 2022 dự kiến vượt mức trung bình những năm trước. Năng suất cũng tăng vì những con lợn nái kém chất lượng đã bị tiêu huỷ và điều này được cho là sẽ hỗ trợ sự sẵn có của thị trường lợn hơi, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2022.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu sản xuất 89 triệu tấn thịt vào năm 2025, tăng trung bình 2,8%/năm từ mức 77,5 triệu tấn trong năm 2020. Theo kế hoạch, sản lượng thịt lợn sẽ đạt khoảng 55 triệu tấn, thịt gia cầm đạt 22 triệu tấn, thịt bò đạt 6,8 triệu tấn và thịt cừu đạt 5 triệu tấn.
Thị trường trong nước
Giá lợn hơi tại các tỉnh trên cả nước liên tiếp giảm kể từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay. Hiện giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 50.000-55.000 đồng/kg, giảm 4.000-6.000 đồng/ kg so với cuối tháng 1/2022. Giá lợn giảm do sau Tết nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân giảm mạnh, trong khi sản lượng lợn vẫn liên tục phục hồi, khiến nguồn cung trên thị trường tăng.
Năm 2022, thị trường chăn nuôi sẽ tiếp tục khó khăn bởi yếu tố dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi vẫn phức tạp. Đồng thời, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Dự báo hoạt động sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, vì các biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi đã giúp các nhà chăn nuôi lớn tránh được những đợt bùng dịch quy mô lớn. Hiện cả nước có khoảng 28 triệu con lợn; trong đó, đàn lợn thịt cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; đặc biệt 16 doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khoảng 6,5 triệu con lợn thịt, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước.
Về xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 1,39 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,92 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 17,4% về trị giá. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Trung Quốc, Hồng Kông… giảm mạnh.
Tháng 1/2022, thịt và các sản phẩm thịt củaViệt Nam được xuất khẩu sang 15 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông, chiếm 50,3% tổng lượng thịt và các sản phẩm thịt xuất khẩu của cả nước với 700 tấn, trị giá 4,73 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 27,9% về lượng, nhưng tăng 19,4% về trị giá. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chủ yếu là thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnhhoặc đông lạnh.
Tháng 1/2022, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhúm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đụng lạnh… Trong đó, thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 986 tấn, trị giá 5,55 triệu USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 78,3% về lượng và tăng 78,9% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.638 USD/tấn, giảm 6,7% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 0,3% so với tháng 1/2021. Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Thái Lan và Lào.
Về nhập khẩu: Sức mua giảm do dịch vụ ăn uống ngoài gia đình phục hồi chậm, nguồn cung dư thừa, trong khi việc đứt gãy các chuỗi cung ứng do vận chuyển khó khăn nên khả năng thời gian tới nhu cầu nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ khó tăng đột biến trong năm 2022.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu 53,7 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 114,13 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với tháng 12/2021; tuy nhiên so với tháng 1/2021 giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 6,2% về trị giá. Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Tháng 1/2022, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 13,89 nghìn tấn, trị giá 42,95 triệu USD, tăng 150,9% về lượng và tăng 166,1% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 21,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá, chiếm 25,9% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 1/2022.
Về giá nhập khẩu: Tháng 1/2022, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng thịt và các sản phẩm từ thịt về Việt Nam đạt mức 2.125 USD/tấn, tăng 13,1% so với tháng 12/2021 và tăng 8,5% so với tháng 1/2021.
Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm so tháng 12/2021.
Trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu 10,7 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 23,58 triệu USD, giảm 27,1% về lượng và giảm 27,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 5,5% về lượng, nhưng giảm 2,5% về trị giá. Giá nhập khẩu trung bình đạt 2.203 USD/tấn, giảm 0,1% so với tháng 12/2021 và giảm 8,2% so với tháng 1/2021. Tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 20 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Bra-xin chiếm 40,2%; Nga chiếm 21,7% và Đức chiếm 13,1%…
Trích Bản tin thị trường Nông Lâm Thủy sản, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương
Năm 2022, thị trường chăn nuôi sẽ tiếp tục khó khăn bởi yếu tố dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi vẫn phức tạp
Năm 2022, thị trường chăn nuôi sẽ tiếp tục khó khăn bởi yếu tố dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi vẫn phức tạp. Đồng thời, chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Dự báo hoạt động sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022, vì các biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi đã giúp các nhà chăn nuôi lớn tránh được những đợt bùng dịch quy mô lớn. Hiện cả nước có khoảng 28 triệu con lợn; trong đó, đàn lợn thịt cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; đặc biệt 16 doanh nghiệp lớn vẫn duy trì khoảng 6,5 triệu con lợn thịt, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước.
- bản tin ngành thịt li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất