Báo cáo thức ăn chăn nuôi toàn cầu Alltech 2022: Tăng trưởng bất chấp thách thức - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Báo cáo thức ăn chăn nuôi toàn cầu Alltech 2022: Tăng trưởng bất chấp thách thức

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Báo Cáo Ngành Thức Ăn Chăn Nuôi Toàn Cầu 2022 từ Alltech, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi đã tăng 2,3% trong cả năm 2021, lên mức 1,235.5 triệu tấn, bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19 cũng như nguy cơ bùng phát Dịch tả Heo Châu Phi toàn cầu.

     

    Tăng trưởng trong khó khăn

     

    Ngành chăn nuôi heo phục hồi sau dịch tả Heo Châu Phi (ASF) với sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng hơn 6%. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng trưởng ổn định trên toàn thế giới, với mức tăng toàn cầu là 3,7%. Tuy nhiên, thức ăn dành cho thú cưng lại là mảng có mức tăng trưởng lớn nhất với mức tăng ấn tượng 8,2% trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

     

    Trung Quốc vẫn là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất và cũng báo cáo mức tăng trưởng lớn nhất kể từ năm 2020. Sản lượng vượt quá kỳ vọng ở nhiều quốc gia, chủ yếu là do sự phục hồi sau những cuộc phong tỏa hậu Covid-19.

     

    Khi chúng ta nhìn về tương lai của ngành nông nghiệp, có nhiều lý do để lạc quan. Khả năng phục hồi của ngành nông sản thực phẩm trước những thách thức của COVID-19, cũng như dịch bệnh và gián đoạn chuỗi cung ứng, cùng với sự tăng trưởng liên tục, hiện đại hóa và tăng tính bền vững giữa những thách thức đó là bằng chứng tích cực của một ngành công nghiệp đang đi đúng hướng.

     

    Khu vực

    Sản lượng 2020 (Triệu Tấn)

    Sản lượng 2021 (Triệu Tấn)

    Tăng trưởng (Triệu tấn)

    Tăng Trưởng (%)

    Châu Phi

    43201

    44.221

    1.020

    2.4%

    Châu Á Thái Bình Dương

    433.610

    458.121

    24.511

    5.7%

    Châu Âu

    270.205

    266.840

    (3.365)

    -1.2%

    Nam Mỹ

    177.572

    178.382

    0.811

    0.5%

    Trung Đông

    24.791

    24.592

    (0.199)

    -0.8%

    Bắc Mỹ

    248.123

    252.928

    4.805

    1.9%

    Châu Đại Dương

    10.359

    10.433

    0.074

    0.7%

    Tổng

    1,207.861

    1,235.517

    27.656

    2.3%

     

    Mười quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu trên thế giới đã sản xuất 799,1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, chiếm 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu. Sản lượng thức ăn chăn nuôi ở các nước này tăng 4,4%, so với mức tăng trưởng toàn cầu 2,3%.

     

    Quc Gia

    Sản lượng 2020 (Triệu Tấn)

    Sản lượng 2021 (Triệu Tấn)

    Thay đổi (Triệu Tấn)

    Thay đổi (%)

    Trung Quốc

    239.980

    261.424

    21.444

    8.9%

    Hoa Kỳ

    226.753

    231.538

    4.785

    2.1%

    Brazil

    78.413

    80.094

    1.681

    2.1%

    Ấn Độ

    39.256

    44.059

    4.803

    12.2%

    Mexico

    37.925

    38.857

    0.932

    2.5%

    Tây Ban Nha

    34.841

    35.580

    0.739

    2.1%

    Nga

    32.531

    33.000

    0.469

    1.4%

    Thổ Nhĩ Kỳ

    26.300

    25.300

    (1.000)

    -3.8%

    Nhật Bản

    24.821

    24.797

    (0.024)

    -0.1%

    Đức

    24.930

    24.506

    (0.424)

    -1.7%

    Tng

    765.75

    799.16

    33.405

    4.4%

     

    Sự tăng trưởng của sản lượng thức ăn chăn nuôi tập trung nhiều vào thức ăn cho heo và gà thịt. Trong đó, thức ăn cho heo đã tăng hơn 19 triệu tấn so với 2020. Thức ăn cho gà đẻ và bò chứng kiến mức giảm khá mạnh.

     

    Loài

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Gà thịt

    343.098

    350.921

    7.823

    2.3%

    Heo

    290.904

    310.214

    19.310

    6.6%

    Gà đẻ

    161.073

    158.789

    (2.285)

    -1.4%

    Bò sữa

    130.433

    132.946

    2.513

    1.9%

    Bò thịt

    117.758

    115.486

    (2.271)

    -1.9%

    Thủy sản

    49.530

    51.355

    1.826

    3.7%

    Thú cưng

    31.587

    34.165

    2.578

    8.2%

     

    Các thách thức toàn cầu

     

    Nhìn chung, 2021 là một năm nhiều thử thách với ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu. Dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng đứt đoạt, tạo thêm nhiều chi phí đè lên vai những nhà sản xuất. Thống kê cho thấy một phần ba các quốc gia trong khảo sát đều cho rằng những khó khăn về giá cả nguyên vật liệu là trở ngại lớn nhất trong sản xuất của họ. Những quốc gia tại Châu Phi, Trung Đông và các quốc gia lân cận Nga đều báo cáo rằng những khó khăn trong tuyến đường vận chuyển đã cản trở khả năng xuất khẩu của họ.

     

    Tuy vậy, những khó khăn của dịch bệnh cũng khiến nhiều nhà sản xuất suy xét lại vấn đề về phát triển trong tương lai. 56% các quốc gia trong khảo sát đang hướng đến một ngành nông nghiệp thông minh, với việc tự động hóa, kỹ thuật số hóa các giai đoạn sản xuất và hướng đến việc sử dụng các thiết bị được kết nối internet (IOT – Internet of Things).

     

    Thức ăn cho heo trở lại

     

    Sau 2 năm bị tàn phá vì Dịch tả heo Châu Phi, ngành thức ăn cho heo đã tăng trưởng ấn tượng với 6.6%, và đặc biệt là sức tăng 14.2% tại riêng Châu Á Thái Bình Dương. Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi thần tốc ASF, nhưng Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục cảm nhận được tác động của dịch bệnh này. Tại châu Âu, các quốc gia không bị ASF, hoặc đã phục hồi hoàn toàn sau ASF, vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng thặng dư thịt lợn do nhu cầu từ Trung Quốc giảm.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    2.480

    2.465

    (0.015)

    -0.6%

    Châu Á

    121.667

    138.921

    17.254

    14.2%

    Châu Âu

    72.939

    75.211

    2.273

    3.1%

    Nam Mỹ

    35.220

    35.050

    (0.170)

    -0.5%

    Bắc Mỹ

    57.247

    57.161

    (0.087)

    -0.2%

    Châu Đại Dương

    1.347

    1.401

    0.054

    4.0%

    Tng

    290.904

    310.214

    19.310

    6.6%

     

    Bò sữa tăng trưởng tịnh tiến

     

    Trên toàn cầu, tỷ trọng thức ăn chăn nuôi bò sữa tăng nhẹ, 1,9%. Châu Á – Thái Bình Dương có mức tăng lớn nhất, chủ yếu là do tăng trưởng ở Ấn Độ. Khi phong tỏa do COVID-19 giảm bớt trên khắp thế giới, việc mở cửa trở lại ngành khách sạn và các trường học đã giúp thúc đẩy tiêu thụ sữa nói chung. Tại Úc và New Zealand, sản  lượng thức ăn chăn nuôi bò sữa lần lượt giảm 6,7% và 2,5%.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    5.798

    5.580

    (0.218)

    -3.8%

    Châu Á Thái Bình Dương

    23.584

    25.619

    2.036

    8.6%

    Châu Âu

    43.856

    44.374

    0.518

    1.2%

    Nam Mỹ

    21.014

    20.954

    (0.060)

    -0.3%

    Trung Đông

    6.260

    6.201

    (0.059)

    -0.9%

    Bắc Mỹ

    28.300

    28.700

    0.400

    1.4%

    Châu Đại Dương

    1.621

    1.518

    (0.103)

    -6.4%

    Tng

    130.433

    132.946

    2.513

    1.9%

     

    Bò thịt giảm vì khí hậu

     

    Sản lượng thức ăn cho bò giảm 1,9% trên toàn cầu một phần do những thách thức phát sinh từ các quy định về khí nhà kính (GHG). Các thị trường châu Âu đặc biệt tập trung vào việc giảm phát thải Khí nhà kính trong nỗ lực phù hợp với COP26, Thỏa thuận Xanh của EU và Điều lệ Bền vững về Thức ăn chăn nuôi FEFAC 2030. Hoa Kỳ đã trải qua một năm nhiều tăng trưởng do chuyển giao từ năm 2020, cũng như nhu cầu kỷ lục đối với thịt bò xuất khẩu. Argentina giảm đáng kể do xuất khẩu giảm, lạm phát cao và đồng nội tệ mất giá cũng đang ảnh hưởng đến sức mua của người dân Argentina. Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 15% trọng tải do giá nguyên liệu đầu vào tăng và do chi phí nhập khẩu vật nuôi cao.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    2.546

    2.479

    (0.067)

    -2.6%

    Châu Á Thái Bình Dương

    13.013

    13.724

    0.711

    5.5%

    Châu Âu

    19.557

    16.869

    (2.688)

    -13.7%

    Nam Mỹ

    16.365

    13.446

    (2.920)

    -17.8%

    Trung Đông

    1.471

    1.456

    (0.015)

    -1.0%

    Bắc Mỹ

    64.106

    66.772

    2.666

    4.2%

    Châu Đại Dương

    0.700

    0.740

    0.040

    5.7%

    Tng

    117.758

    115.486

    (2.271)

    -1.9%

     

    Gà đẻ gặp nhiều thách thức

     

    Lĩnh vực thức ăn cho gà đẻ giảm nhẹ về tổng lượng thức ăn chăn nuôi, biên độ giảm là 1,4%. Một số quốc gia đã trải qua những thách thức do chi phí cao nguyên liệu thô tăng cao trong khi giá bán lẻ trứng không đổi hoặc giảm. Ở châu Âu, mức giảm đáng kể nhất xảy ra ở Na Uy, Nga, Ukraine và Ba Lan. Châu Á – Thái Bình Dương cũng giảm, trong khi sản lượng ở Úc tăng 4%.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    8.206

    8.261

    0.055

    0.7%

    Châu Á Thái Bình Dương

    77.473

    75.865

    (1.607)

    -2.1%

    Châu Âu

    31.409

    30.466

    (0.943)

    -3.0%

    Nam Mỹ

    23.499

    23.739

    0.240

    1.0%

    Trung Đông

    4.418

    4.365

    (0.053)

    -1.2%

    Bắc Mỹ

    15.120

    15.120

    (0.000)

    0.0%

    Châu Đại Dương

    0.949

    0.972

    0.023

    2.4%

    Tng

    161.073

    158.789

    (2.285)

    -1.4%

     

    Gà thịt tăng trưởng trở lại

     

    Sản lượng thức ăn cho gà thịt tăng 2,3% so với năm ngoái. Một loạt các yếu tố có thể đã giúp thúc đẩy kinh doanh gà thịt, bao gồm cả việc người dân tăng nấu ăn tại nhà trong thời kỳ đại dịch, cũng như là việc thịt gà là nguồn protein hợp túi tiền trong giai đoạn khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, tác động ngược lại đã được thấy ở Philippines, nơi sản lượng giảm do COVID-19. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm mức tăng đáng kể nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ở Mỹ Latinh, Peru, Brazil, Paraguay và Mexico đã đóng góp đáng kể vào mức tăng 5% của khu vực.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    11.595

    11.724

    0.129

    1.1%

    Châu Á Thái Bình Dương

    143.428

    148.340

    4.913

    3.4%

    Châu Âu

    55.653

    54.727

    (0.926)

    -1.7%

    Nam Mỹ

    62.779

    65.917

    3.138

    5.0%

    Trung Đông

    8.109

    8.056

    (0.053)

    -0.6%

    Bắc Mỹ

    57.645

    58.200

    0.555

    1.0%

    Châu Đại Dương

    3.889

    3.956

    0.067

    1.7%

    Tng

    343.098

    350.921

    7.823

    2.3%

     

    Thủy sản tăng nhanh

     

    Ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển mạnh trên tất cả các vùng, đen lại mức tăng ấn tượng trên toàn cầu là 3,7%. Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) đang trở nên phổ biến hơn và nhu cầu của người tiêu dùng đối với thủy sản đang trên đà tăng trưởng. Các thị trường có thách thức về ASF đã tăng trưởng thêm do nguồn cung thịt heo giảm. Ấn Độ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể, 9%, về tổng lượngthức ăn dành cho thủy sản của mình; ngoài ra, Indonesia chiếm 10% tăng trưởng của Châu Á – Thái Bình Dương. Ở Mỹ Latinh, Chile, Brazil, Honduras và Ecuador đã đóng góp vào mức tăng trưởng của khu vực là 5,6%.

     

    Khu vc

    Sn lượng 2020 (Triu Tn)

    Sn lượng 2021 (Triu Tn)

    Thay đổi (Triu Tn)

    Thay đổi (%)

    Châu Phi

    1.492

    1.496

    0.005

    0.3%

    Châu Á Thái Bình Dương

    36.437

    37.639

    1.202

    3.3%

    Châu Âu

    4.322

    4.485

    0.163

    3.8%

    Nam Mỹ

    4.889

    5.327

    0.438

    8.9%

    Trung Đông

    0.500

    0.500

    0.0%

    Bắc Mỹ

    1.710

    1.730

    0.020

    1.2%

    Châu Đại Dương

    0.180

    0.190

    0.010

    5.6%

    Tng

    49.530

    51.367

    1.837

    3.7%

     

    Thức ăn vật nuôi dẫn đầu sự tăng trưởng

     

    Sản xuất thức ăn cho vật nuôi có mức tăng cao nhất trong tất cả các ngành, với mức tăng 8,2%. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do việc sở hữu vật nuôi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tăng nhanh, khi người dân nhận nuôi động vật để bầu bạn trong khi bị hạn chế ra khỏi nhà.

     

    Khu vc

    Sum of 2020 Feed Tonnage: Pet (MMT)

    Sum of 2021 Feed      V Tonnage: Pet (MMT)

    ar. 2020 to 2021

    Growth (%)

    Châu Phi

    0.444

    0.454

    0.009

    2.1%

    Châu Á Thái Bình Dương

    3.256

    3.813

    0.557

    17.1%

    Châu Âu

    11.280

    11.587

    0.307

    2.7%

    Nam Mỹ

    6.671

    7.184

    0.513

    7.7%

    Trung Đông

    0.075

    0.075

    0.0%

    Bắc Mỹ

    9.409

    10.600

    1.191

    12.7%

    Châu Đại Dương

    0.452

    0.452

    0.0%

    Tng

    31.587

    34.165

    2.578

    8.2%

     

    Báo cáo được trích dẫn và sử dụng các thông tin tổng hợp. Để có nội dung đầy đủ hơn cũng như báo cáo cụ thể từng quốc gia, vui lòng truy cập vào website: https://www.alltech.com/agri-food-outlook.

    Hồ Khoa

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.