Xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) chính là chìa khóa quan trọng nhất trong chăn nuôi, thú y để có thể phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật và thủy sản năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì phải từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Trong thời gian tới, các địa phương trong cả nước phải tập trung xây dựng các cơ sở chăn nuôi ATDB, từng bước tiến tới xây dựng và nhân rộng các vùng chăn nuôi ATDB.
Đồng Nai hiện thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (Thông tin: BÌNH NGUYÊN – Đồ họa: HẢI QUÂN)
Nhân rộng vùng ATDB
Theo Bộ NN-PTNT, trong năm 2021, Cục Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh đã cấp giấy chứng nhận ATDB cho 316 cơ sở, vùng bao gồm: 295 cơ sở do địa phương cấp và 21 vùng, cơ sở do Cục Thú y cấp (7 huyện và 1 thành phố an toàn đối với bệnh cúm gia cầm, Newcastle, lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển). Lũy kế đến nay, cả nước có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB bao gồm: 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi heo và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.
Riêng các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ đã xây dựng được 575 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 567 cơ sở chăn nuôi heo ATDB còn hiệu lực với một hoặc nhiều bệnh trên gia súc.
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai xây dựng chuỗi, vùng ATDB động vật phục vụ xuất khẩu diễn ra vào ngày 26-2, báo cáo chuyên đề về xây dựng vùng, cơ sở trong chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi ATDB trong xuất khẩu theo quy định của OIE, Phó cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Long cho biết, giai đoạn 2021-2025, ngành chăn nuôi ưu tiên phát triển các dự án chăn nuôi hướng đến chăn nuôi công nghiệp, tập trung, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường; đồng thời hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Theo một số doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, muốn tham gia tốt thị trường xuất khẩu, ngành chăn nuôi trong nước phải giải quyết được vấn đề dịch bệnh. Ngoài ra, ngành chăn nuôi phải xây dựng được những thương hiệu lớn với chuỗi liên kết trọn gói các khâu từ con giống, chăn nuôi, chế biến, thị trường…
Trại chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản tại H.Long Thành. Ảnh: L.Quyên
Nói về cơ hội đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, ông Long cho biết thêm, trong những năm gần đây, cả nước có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ USD vào chuỗi các sản phẩm chăn nuôi và đã đi vào hoạt động. Nhờ đó, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đang dần khởi sắc. Để đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn dịch bệnh của thị trường xuất khẩu, Cục Thú y đang hoàn thiện dự thảo dự án Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người. Cụ thể, dự án sẽ tiếp tục nhân rộng các vùng ATDB với gia súc, gia cầm, nhất là tập trung cho các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
Đồng Nai đi đầu cả nước
Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước khi thuộc tốp đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, mặt hàng heo, gà vẫn nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh trong giai đoạn hội nhập. Năm 2021, ngành chăn nuôi của tỉnh chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp với hơn 61,8% với 2 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Hiện tổng đàn heo 2,14 triệu con, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái; đàn gia cầm đạt 24,54 triệu con, tăng 2,55% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 606 ngàn tấn/năm, tăng 5,2% so với cùng kỳ.
Trại heo đạt chuẩn an toàn dịch bệnh tại xã Tân An (H.Vĩnh Cửu). Ảnh: L.Quyên
Bà Bùi Thị Hoa, chủ trại nuôi gia cầm tại xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) chia sẻ: “Trước đây, trại chăn nuôi đầu tư với quy mô lớn cả chục ngàn con gà, vịt nhưng do khó khăn về đầu ra vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện gia đình tôi đang giảm mạnh quy mô đàn. Tuy hiện nay, gia đình tôi chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình nhưng trại nuôi luôn thực hiện đầy đủ các giải pháp chăn nuôi ATDB, nhất là thực hiện đầy đủ việc tiêm vaccine phòng dịch nên hạn chế được rất lớn rủi ro về dịch bệnh. Đây lại là khu vực chăn nuôi ATDB, các trại nuôi đầu tư cách xa nhau nên hạn chế được rủi ro lây lan dịch bệnh trong vùng”.
Bà Hoàng Thị Bình, cộng tác viên thú y tại xã Vĩnh Tân (H.Vĩnh Cửu) cho biết, các trại chăn nuôi trong vùng chăn nuôi ATDB tại địa phương đều đăng ký thực hiện cơ sở chăn nuôi ATDB. Trong đó, việc thực hiện tiêm phòng vaccine trên vật nuôi luôn được quan tâm thực hiện. Sản phẩm chăn nuôi đều phải có giấy chứng nhận ATDB thì mới đủ tiêu chuẩn xuất bán đi các nơi.
Hiện heo, gà chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn tỉnh đạt từ 90-91% tổng đàn. Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập, định hướng của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, ATDB, tổ chức sản xuất theo chuỗi khép kín có nhiều chuyển biến tích cực. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, gắn với công tác bảo vệ môi trường, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ di dời chăn nuôi, quy định vùng cấm nuôi, vùng nuôi chim yến; quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai, tỉnh thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng vùng ATDB. Trong năm 2021, toàn tỉnh duy trì 7 vùng an toàn dịch và xây dựng 84 trại chăn nuôi heo ATDB với bệnh dịch tả heo châu Phi. Tiếp tục duy trì 7 vùng ATDB cấp huyện và 11 cơ sở ATDB cấp xã với bệnh cúm gia cầm, Newcastle. Trong đó, cấp 79 giấy chứng nhận cơ sở ATDB, trong đó cấp mới 31 trại, cấp đổi tên, gia hạn 28 trại, cấp bổ sung 14 trại heo với bệnh dịch tả heo châu Phi, cấp gia hạn 6 trại. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 648 trại heo, gà, bò, vịt…được công nhận ATDB.
Bình Nguyên
Báo Đồng Nai
- vùng an toàn dịch bệnh li>
- Đồng Nai li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất