TÌNH HÌNH CHUNG
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 4, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra nhưng tình hình chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tháng 4 tăng 5,5% so với năm 2021, đàn gia cầm tăng khoảng 2,2% so với cùng thời điểm năm trước.
Giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước đã tăng do việc mở cửa trở lại các nhà hàng, trường học, nhà máy… thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi nguồn cung giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Giá gà vàtrứng gà tăng do nhu cầu tiêu dùng tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp… đang dần phục hồi trở lại.
Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng là một trở ngại đối với ngành chăn nuôi.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2022 ước đạt 29,7 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 105,4 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 37,1 triệu USD, tăng 0,7%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 30,5 triệu USD, giảm 13,5%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2022 đạt 247,4 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2022 đạt 980 triệu USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 452,4 triệu USD, tăng 11,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 408 triệu USD, giảm 12,3%.
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò cả nước trong tháng phát triển ổn định. Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Tư năm 2022 giảm khoảng 1,9%; tổng số bò tăng khoảng 1,3% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi lợn:
Tình hình chăn nuôi tại các doanh nghiệp, trang trại và hộ dần ổn định, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng gây trở ngại cho phát triển chăn nuôi lợn. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Tư năm 2022 tăng khoảng 5,5% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi gia cầm:
Nhìn chung, đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định trong tháng Tư, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Tư năm 2022 tăng khoảng 2,2% so với cùng thời điểm năm 2021.
Thú y:
Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tính đến ngày 25/04 cụ thể như sau:
– Dịch Cúm gia cầm (CGC): Trong tháng 04/2022, cả nước phát sinh 03 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Phúc, 01 ổ dịch CGC A/H5N6 tại tỉnh Quảng Nam. Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy là 8.695 con. Hiện nay, cả nước có 07 ổ dịch tại 05 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số gia cầm buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 16.711 con.
– Dịch Lở mồm long móng (LMLM): Trong tháng 4/2022, không phát sinh ổ dịch LMLM mới tại các địa phương. Hiện nay, cả nước không có dịch bệnh LMLM
– Dịch Tai xanh: Trong tháng 4/2022, cả nước không phát sinh ổ dịch Tai xanh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
– Dịch Tả lợn châu Phi: Trong tháng 04/2022, cả nước phát sinh 19 ổ dịch tại 17 huyện của 12 tỉnh, thành phố. Tổng lợn bị tiêu hủy là 456 con. Hiện nay, cả nước có 42 ổ dịch tại 27 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 2.433 con; nặng nhất tại Bình Phước (tiêu hủy 806 con) và Quảng Nam (646 con).
– Bệnh Viêm da nổi cục: Trong tháng 04/2022, cả nước phát sinh 10 ổ dịch tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Đắk Lắk. Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 19 con, số tiêu hủy là 04 con. Hiện nay, cả nước có 38 ổ dịch tại 4 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số trâu, bò buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 115 con; nặng nhất tại Quảng Ngãi (108 con).
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI
Thị trường thế giới: Giá lợn nạc giao tháng 5/2022 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2,725 UScent/lb xuống mức 110,85 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do doanh số xuất khẩu thịt lợn ở mức thấp.
Thị trường trong nước: Trong tháng 4/2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng do việc mở cửa trở lại các nhà hàng, trường học và nhà máy thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thịt, trong khi nguồn cung giảm và giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục thời gian qua. Giá lợn hơi miền Bắc tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 53.000 – 56.000 đồng/kg. Theo đó, hai tỉnh Ninh Bình và Thái Bình hiện giao dịch lần lượt với giá 54.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg. TP Hà Nội, Phú Thọ và Hưng Yên khoảng 55.000 – 56.000 đồng/kg. Hai tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc giá lợn hơi là 53.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 52.000 – 57.000 đồng/kg. Thừa Thiên Huế và Lâm Đồng hiện thu mua ở mức 53.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại Bình Thuận 56.000 đồng/kg. Còn tại Quảng Bình, lợn hơi được giao dịch với giá 53.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi miền Nam ghi nhận giá thu mua biến động tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành. Giá lợn hơi tại Đồng Nai, TPHCM, Vũng Tàu, Long An, An Giang, Vĩnh Long và Cà Mau trong khoảng 53.000 – 57.000 đồng/kg. Các tỉnh Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và Bình Phước ở mốc 56.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 53.000 – 57.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà tại trại biến động tăng tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 1.000 – 5.000 đồng/kg lên mức 43.000 – 48.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung và miền Nam tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg lên mức 29.000 – 30.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 200 – 250 đồng/quả lên mức 2.100 – 2.500 đồng/quả. Giá gà và trứng gà tăng do nhu cầu tiêu dùng tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp… đang dần phục hồi trở lại.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2022 ước đạt 29,7 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 105,4 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 37,1 triệu USD, tăng 0,7%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 30,5 triệu USD, giảm 13,5%.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
Sản phẩm chăn nuôi:
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2022 đạt 247,4 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2022 đạt 980 triệu USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 452,4 triệu USD, tăng 11,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 408 triệu USD, giảm 12,3%.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 4 năm 2022 đạt 410 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 4 tháng đầu năm 2022 đạt 1,5 triệu USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Achentina (chiếm 25,4% thị phần), Braxin (20,2%) và Hoa Kỳ (14,1%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ Achentina giảm 31,9%, Braxin gấp 7,4 lần và Hoa Kỳ giảm 46,9%.
Đậu tương:
Khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 4 năm 2022 ước đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 156 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 4 tháng đầu năm 2022 đạt 744,4 nghìn tấn và 493,3 triệu USD, giảm 0,5% về khối lượng nhưng tăng 19,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 với 99% thị phần.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 4 năm 2022 đạt 420 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 164,6 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 4 tháng đầu năm 2022 đạt 1,48 triệu tấn và 548,8 triệu USD, giảm 7,3% về khối lượng nhưng tăng 27,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 66,3%), Braxin (16,9%) và Hoa Kỳ (9,1%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 từ Ôxtrâylia tăng 10,3%; Braxin (+24,1%) và Hoa Kỳ (+185,3%).
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 4 năm 2022 đạt 515 nghìn tấn với giá trị đạt 186,2 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2022 đạt 2,6 triệu tấn và 863,7 triệu USD, giảm 23,9% về khối lượng và giảm 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Ấn Độ và Braxin, chiếm 84,7% thị phần. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu ngô trong 3 tháng đầu năm 2022 từ Achentina gấp 2,2 lần, Ấn Độ (+45,7%) và Braxin (-65,2%).
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com
- Tình hình chăn nuôi cả nước li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất